Tìm kiếm nhiều nhất:

, , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , ,
Đang tải...

Quản trị nhân sự trong giai đoạn khủng hoảng niềm tin



Doanh nghiệp cần có những bước đi cụ thể, chính xác từ chiến lược kinh doanh đến chiến lược nhân sự khoa học và nghệ thuật dẫn dắt.

Trong một giai đoạn khá dài từ 2005-2010 nền kinh tế Việt Nam có sự tăng trưởng với nhiều con số rất ấn tượng. Tăng trưởng GDP hằng năm luôn đạt trên 7%, số lượng ngân hàng thương mại gia tăng.

Thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán với vốn hóa lớn, thu hút FDI kỷ lục. Nhiều công ty mới hình thành như là biểu tượng phát triển cho nền kinh tế Việt Nam. Giai đoạn này công tác nhân sự trở nên “hot” với nhu cầu nhân sự luôn luôn thiếu hụt cả về chất và lượng, số lượng nhân sự cấp quản lý gia tăng đáng kể. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp gia tăng phát triển bề rộng một cách chóng mặt với sự đa ngành nghề một cách quá dễ dàng, tổng tài sản công ty cũng nhanh chóng thay đổi bằng rất nhiều hình thức chồng chéo qua lại. Trong đó, “tài sản” nhân sự chỉ nhằm một điều là có mặt để lấp đầy vào sự gia tăng vội vã ấy.

Giai đoạn 2011-2012, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu đi vào vòng xoáy khó khăn khi mà tài sản lớn và thương hiệu lớn không tạo ra được giá trị gia tăng bởi vì nó thiếu đi nền tảng năng lực cốt lõi cần có để giúp doanh nghiệp phát triển. Quản trị nhân sự trong giai đoạn này làm công việc đi vá, sửa hệ thống và duy trì làm sao cho nó tồn tại. Khi ấy doanh nghiệp lại nghĩ về bài toán nhân lực chất lượng cao và tính hiệu quả của doanh nghiệp trong thời khắc mọi vấn đề trở nên ngổn ngang.

Khủng hoảng làm doanh nghiệp mất phương hướng. Để xoay chuyển tình hình cấp bách này đòi hỏi doanh nghiệp cần có những bước đi cụ thể, chính xác từ chiến lược kinh doanh đến chiến lược nhân sự khoa học và nghệ thuật dẫn dắt.


Hiệu chỉnh chiến lược công ty
Các doanh nghiệp hàng dầu hiện nay trên thế giới từ lâu đã tập trung phát triển năng lực cốt lõi một cách mạnh mẽ và với sự khác biệt hóa cao độ nhất. Nói như vậy cho thấy doanh nghiệp kinh doanh trong một ngành hàng ngoài những năng lực cạnh tranh ngành cần phải có, họ còn sáng tạo và khác biệt hóa những gì mà mình có lợi thế lớn nhất để có thể cạnh tranh hiệu quả và bền vững nhất.

Gần như tất cả các loại hình kinh doanh tại Việt Nam đang tồn tại và có tốc độ phát triển nhanh thì đều có mặt các đại gia thương hiệu trên toàn cầu góp mặt. Như vậy, sự cạnh tranh phát triển hiện tại của mỗi doanh nghiệp không còn ý nghĩa địa phương hóa, bao cấp hay có một cơ chế bảo vệ đặc quyền mà là sự cạnh tranh toàn cầu trong một đại dương đỏ nhuộm máu. Doanh nghiệp không chuẩn bị cho mình những nền tảng năng lực cạnh tranh thật sự thì khó có thể tồn tại trong một kế hoạch phát triển dài hạn và loại bỏ ngay lập tức những mục tiêu, kế hoạch phát triển doanh nghiệp ngoài ngành kinh doanh chiến lược của mình.

Yếu tố tâm lý và dịch chuyển văn hóa lãnh đạo luôn là cản trở lớn nhất cho sự cam kết và thay ...