Với phương châm tối đa hóa lợi ích cho khách hàng, Cty TNHH Ngọn Hải Đăng luôn nỗ lực phấn đấu mang đến những sản phẩm, dịch vụ có giá trị hoàn hảo nhất cho khách hàng, khẳng định thương hiệu Ngọn Hải Đăng ở trong và ngoài nước.
Trải quả hơn 7 năm hoạt động trong các lĩnh vực thiết kế - in ấn, thiết kế web, marketing online, quảng bá web …. Cty TNHH Ngọn Hải Đăng đã không ngừng phát triển và khẳng định vị trí của mình tại thị trường trong và ngoài nước; Với quan điểm con người là yếu tố trọng tâm, cốt lõi để xây dựng một đội ngũ chuyên nghiệp với hiểu biết kỹ thuật, lòng nhiệt huyết và thông qua biểu tượng công ty - biểu tượng của ngọn đèn hải đăng là 'Người Dẫn Đường' chúng tôi muốn nói rằng chúng tôi sẽ làm được.
TẦM NHÌN
Nhà in Ngọn Hải Đăng chúng tôi muốn trở thành một doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực in ấn, có uy tín trên thị trường trong nước và cả thị trường quốc tế.
SỨ MỆNH
- Cty TNHH Ngọn Hải Đăng luôn nỗ lực phấn đấu xây dựng một niềm tin bền vững trong khách hàng, trong các đối tác, trong cộng đồng và trong từng nhân viên nhằm mang lại cho họ những giá trị cao nhất bằng cách:
- Cung cấp cho khách hàng các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng phù hợp, giá cả cạnh tranh.
- Học hỏi, xây dựng và hoàn thiện tổ chức để trở thành đối tác tin cậy, chuyên nghiệp và hiệu quả nhất tại thị trường Việt Nam.
- Phát triển bền vững và kinh doanh hiệu quả để phục vụ lợi ích của khách hàng cũng như từng thành viên trong công ty.
- Xây dựng môi trường làm việc, hợp tác và phát triển sự nghiệp tốt nhất cho từng nhân viên. Tăng trưởng của công ty luôn gắn liền với việc nâng cao chất lượng sống và làm việc của mỗi thành viên trong công ty.
TRIẾT LÝ KINH DOANH
- Chất lượng sản phẩm và uy tín thương hiệu là tôn chỉ và là yếu tố hàng đầu tạo nên sự phát triển bền vững của công ty
- Phương châm hành động: Quyết liệt, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
- Chăm sóc khách hàng: Xây dựng niềm tin bền vững để trở thành đối tác tin cậy và chuyên nghiệp nhất.
- Yếu tố an toàn: Yếu tố rủi ro luôn luôn nằm trong tầm kiểm soát của Cty TNHH Ngọn Hải Đăng.
- Ý thức, tinh thần, trách nhiệm của nhân viên: Phát huy tinh thần thân ái, đoàn kết, hợp lực giữa nhân viên tạo thành một tập thể vững mạnh.
Xu hướng của nền công nghệ kinh doanh
Tám xu hướng mới nổi lên này đang làm biến đổi các thị trường cũng như các doanh nghiệp. Các chuyên viên nên học hỏi để định hướng cho đầu ra của mình hơn là chỉ đối phó lại điều đó. Bởi một mình nền công nghệ không thể đóng vai trò quyết định cho việc thay đổi giá trị nền kinh tế được mà chính việc các công ty tạo ra sự giàu có thật khi họ kết hợp nền công nghệ với những cách thức mới trong hoạt động kinh doanh mới làm nên điều đó.Thông qua công việc và nghiên cứu của mình, chúng tôi vừa xác định được tám xu hướng cho phép nền công nghệ có thể sẽ giúp các doanh nghiệp định hướng được và cho cả nền kinh tế trong những năm sắp tới. Những xu hướng này được chia ra làm ba vùng hoạt động kinh doanh chính bao gồm: quản lý các mối quan hệ, quản lý vốn và tài sản, và cuối cùng là tiếp nhận được thông tin theo những cách mới.
Quản lý các mối quan hệ
1. Phân bố việc cùng sáng tạo
Internet và những công nghệ liên quan đã đưa cho các công ty những cách hoàn toàn mới nhằm thu hút được khả năng làm việc của những nhà cải cách mà không phải bận tâm tới các ranh giới hợp tác. Ngày nay, trong nền công nghệ cao, sản phẩm người tiêu dùng, và các lĩnh vực tự động, cùng cả những cái khác, các công ty luôn luôn lôi kéo các khách hàng, các nhà cung cấp, các doanh nghiệp chuyên môn nhỏ và cả những nhà thầu độc lập vào việc sáng tạo cho các sản phẩm mới. Bởi chính những người không có chuyên môn lại thường đưa ra những nhận xét sáng suốt có thể giúp cho việc định hướng phát triển sản phẩm, còn trong khi các công ty lại chủ yếu kiểm soát quá trình đổi mới. Nền công nghệ ngày nay cho phép các công ty giao phó được việc kiểm soát quan trọng cho những người bên ngoài – việc cùng sáng tạo – thực chất là việc thuê các đối tác kinh doanh bên ngoài có thể làm việc cùng nhau qua các mạng lưới để đưa ra được sự cách tân. Nhờ việc phân bố sự cách tân thông qua chuỗi giá trị, các công ty có thể giảm được chi phí và tiếp thị những sản phẩm mới của mình ra thị trường nhanh hơn bằng cách loại bỏ được những nút cổ chai có thể xảy ra do việc kiểm soát toàn bộ.
Nội dung phần mềm hay bản thảo chính là kết quả đối với kiểu cải cách không tập trung, ví dụ như hệ điều hành Linux được phát triển qua Internet bởi một mạng lưới các chuyên gia, và các công ty thì đều có thể tạo ra được hàng hóa vật chất bằng chính cách này. Như hãng Loncin, một hãng sản xuất xe máy hàng đầu của Trung Quốc, vừa thiết lập bảng các đặc tả cho các sản phẩm và sau đó để cho các nhà cung cấp của hãng làm việc với nhau nhằm thiết kế các thành phần, đảm bảo được mọi thứ được lắp ráp khít với nhau và giảm được chi phí. Trước đây, hãng Loncin đã không mở rộng việc sử dụng công nghệ thông tin nhằm quản lý cộng đồng nhà cung cấp – đây là một phương pháp phản ánh được thực tế hoạt động kinh doanh ở Trung Quốc và trên thị trường công nghiệp nói riêng. Nhưng những tiến bộ gần đây theo các tiêu chuẩn mở dựa vào máy vi tính (ví dụ như các chương trình máy tính hỗ trợ thiết kế làm việc cùng các loại phần mềm khác rất tốt) đang làm cho việc đồng sáng tạo hàng hóa vật chất trở nên dễ hơn đối với những chuỗi giá trị phức tạp hơn trong các thị trường cạnh tranh.
Nếu phương pháp cách tân này đang ngày được chấp nhận rộng rãi thì ảnh hường của nó đối với các công ty và các ngành kinh doanh có thể sẽ trở nên quan trọng. Ví dụ, chúng tôi ước tính rằng chỉ riêng nền kinh tế Mỹ cũng xấp xỉ 12% hoạt động của tất cả các phòng thí nghiệm có thể sẽ bị biến đổi nhờ các phương pháp cách tân được phân bố và lập thành mạng lưới nhiều hơn – từ đó sẽ làm giảm bớt được giá trị hoạt động quản trị và luật pháp, mà tài sản về trí tuệ thường liên quan tới việc tái cơ cấu hoặc loại bỏ bớt một số công việc nghiên cứu và phát triển truyền thống.
Các công ty đang theo đuổi xu hướng này sẽ ít kiểm soát hơn qua sự đổi mới song tài sản về trí tuệ cũng vì thế mà sẽ ít đi. Và như vậy các công ty cũng sẽ phải cạnh tranh để thu hút được sự chú ý và thời gian của những người cộng tác có khả năng lớn và tốt nhất.
2. Việc coi những người tiêu dùng cũng như các nhà cải cách
Những người tiêu dùng cũng cùng sáng tạo vói các công ty; từ điển bách khoa trực tuyến Wikipedia là một ví dụ có thể được xem như một dịch vụ hoặc sản phẩm được tạo ra nhờ chính những khách hàng được phân bố của nó. Nhưng cách mà các công ty cùng sáng tạo với các đối tác lại là hoàn toàn khác so với cách cùng sáng tạo với các khách hàng, những sự khác biệt đó được thể hiện rõ đến nỗi mà cách cùng với người tiêu dùng thực sự là một xu hướng riêng biệt. Bởi những sự khác biệt đó bao gồm cả bản chất và phạm vi của những tác động, tình trạng kinh tế của việc tạo cho những tác động đó hoạt động và cả những thách thức quản lý kết hợp với những tác động đó.
Ngay cả việc Internet vừa được tiến triển – sự tiến triển được thúc đẩy một phần nhờ các công nghệ Web 2.0 mới – thì nó cũng đã trở thành một nền tảng phổ biến hơn cho việc tương tác, truyền thông và cả sự tích cực. Còn những người sử dụng thì ngày càng muốn làm việc trực tuyến cùng với người khác cũng như với các tổ chức của tất cả các lĩnh vực. Và như thế thì các công ty có thể áp dụng hình thức ràng buộc khách hàng mới này cho lợi ích kinh tế của họ.
Chẳng hạn như OhmyNews là một trang báo được viết trực tuyến phổ biến ở Hàn Quốc bởi sự đóng góp của hơn 60000 “cư dân phóng viên”, và nó nhanh chóng trở thành một trong những phương tiện truyền thông có thế lực nhất Hàn Quốc với khoảng 700000 lượt xem một ngày. Một công ty khác cũng đã có một cách ràng buộc các khách hàng của mình, đó là với cửa hàng quần áo trực tuyến Threadless, họ yêu cầu mọi người gợi ý cho những mẫu thiết kế mới về áo phông ngắn tay. Vì vậy mà mỗi tuần, hàng trăm người tham dự đã đưa ra những ý tưởng và cộng đồng đó đã tổ chức những cuộc bỏ phiếu lớn cho những mẫu được yêu thích. Cứ như vậy, từ bốn đến sáu mẫu thiết kế hàng đầu sẽ được in lên những chiếc áo phông và được bán trong cửa hàng, còn những người chiến thắng thì sẽ được nhận những giải thưởng bằng tiền mặt cùng với chứng nhận của cửa hàng. Và tới tháng chín năm 2007, Threadless đã mở công ty kinh doanh bán lẻ đầu tiên của mình ở Chicago.
Những công ty lôi kéo các khách hàng vào việc thiết kế, kiểm tra, tiếp thị (ngay cả việc tiếp thị lan truyền) hay cả quá trình sau bán hàng nhằm để có được những hiểu biết sâu sắc hơn về các nhu cầu và hành vi khách hàng của mình cũng như có thể có khả năng giảm chi phí nhằm thu hút được các khách hàng thì cần phải có sự chân thành hơn nữa và phải tăng tốc được các chu trình phát triển. Bởi một công ty công khai cho phép các khách hàng giúp mình cách tân thì phải khẳng định được rằng điều đó hoàn toàn được tác động chính đáng qua việc lượm lặt thông tin từ chính nhu cầu của khách hàng. Thế nhưng công ty đó cũng phải đề phòng được việc tập trung vào những nhu cầu trước mắt hơn là lâu dài của khách hàng và phải cẩn thận tránh việc gia tăng nhanh để rồi sau đó chìm dần vào quên lãng của chính những người mong chờ nó.
3. Gia nhập vào thế giới nhân tài
Do càng ngày càng nhiều công việc tinh vi được thực hiện trực tuyến tương tác cùng những công cụ cộng tác và truyền thông mới xuất hiện mà các công ty có thể ngày càng tăng việc gia công những phần công việc chuyên biệt của mình và vẫn duy trì được sự liên kết về tổ chức. Tuy rằng nền công nghệ cho phép các công ty phân bố được sự cách tân thông qua các mạng lưới hoặc các khách hàng nhưng nó cũng khiến các công ty phải chia công việc thành nhiều phần hơn theo các nhóm như chuyên gia, người không bị ràng buộc công việc và cả mạng lưới nhân tài.
Nhân tài xuất sắc cho một phạm vi hoạt động – từ tài chính tới tiếp thị hay từ công nghệ thông tin tới điều hành – đều có thể được tìm thấy ở bất kỳ đâu. Người tốt nhất cho một công việc có thể là một người không bị ràng buộc công việc ở Ấn Độ hoặc là một nhân viên của một công ty nhỏ ở Ý hơn là một ai đó làm việc cho một nhà cung cấp các dịch vụ kinh doanh toàn cầu. Các công nghệ phần mềm và Internet đang làm cho điều này trở nên dễ dàng hơn còn các công ty mất ít chi phí hơn nhằm hòa nhập và quản lý được công việc của số người gia công đang được mở rộng, cũng chính việc phát triển này đã mở ra nhiều lựa chọn ký kết cho các nhà quản lý về trách nhiệm chung.
Ý nghĩa của viêc chia nhỏ công việc ra cho các cộng tác viên đang được quan tâm bởi lý do các mô trình triển khai nhân tài mới đã trỗi dậy. Chẳng hạn như TopCoder, một công ty vừa tạo ra một mạng lưới các nhà phát triển phần mềm, chính là một mô hình như vậy. TopCoder đưa cho những tổ chức muốn có phần mềm do công ty phát triển quyền truy cập vào mạng lưới nhân tài của mình. Lúc này, các khách hàng chỉ cần trình bày kiểu phần mềm họ muốn và đưa ra giá cho những người phát triển giỏi nhất về loại phần mềm đó – phương pháp tiếp cận này đỡ tốn chi phí hơn việc thuê những kỹ sư có kinh nghiệm. Hơn nữa, những thay đổi về bản chất của các mối quan hệ lao động có thể dẫn tới những mô hình trả giá mới làm thay đổi các hình thức thanh toán từ trả khoán sang trả tương xứng theo kết quả.
Xu hướng này nên được đưa ra trong các lĩnh vực như phần mềm, tư vấn chăm sóc sức khỏe, các dịch vụ chuyên nghiệp và cả bất động sản, những lĩnh vực mà các công ty có thể phân khúc dễ dàng công việc thành những nhiệm vụ riêng biệt cho các nhà thầu độc lập rồi sau đó lại tập hợp lại. Dù cho các công ty có chuyển theo hướng này thì họ cũng cần phải hiểu rõ hơn về giá trị vốn con người và phải quản lý được các nhóm người cộng tác khác nhau một cách phù hợp. Họ cũng sẽ phải xây dựng những khả năng để rằng buộc được toàn bộ nhân tài hoặc ký kết với những nhóm nhân tài chuyên gia trong việc cung cấp được những dịch vụ như vậy. Lợi thế cạnh tranh này sẽ khiến cho các công ty có thể làm chủ được việc chia nhỏ và tổ hợp lại các nhiệm vụ.
4. Tạo ra nhiều giá trị hơn từ những sự tương tác
Các công ty đang tự mình hoặc thuê bên ngoài làm gia tăng sự cân đối về sản lượng giữa các hoạt động sản xuất với các hoạt động văn phòng hoặc giao dịch. Dĩ nhiên, sự cân đối phát triển nguồn lực lao động trong những nền kinh tế đã phát triển chủ yếu phải có cam kết trong công việc, điều này có liên quan tới các cuộc thương lượng và đám phán, sự hiểu biết, óc phán đoán và cả sự hợp tác đặc biệt – và tất cả điều này được gọi là những tương tác ngầm định. Chúng tôi cho rằng tình trạng làm thuê trong mọi nghề chủ yếu đều liên quan tới chính những tương tác ấy, và chính những tương tác này lý giải được cho toàn bộ tình trạng làm thuê ở Mỹ vào năm 2015 sẽ là 44%, cao hơn so với 40% hiện nay. Châu Âu và Nhật Bản sẽ trải qua những thay đổi tương tự như vậy trong tổ chức các lực lượng lao động của mình.
Việc ứng dụng công nghệ vừa giảm bớt những sự khác biệt giữa hiệu quả của những nhân viên sản xuất với những nhân viên giao dịch, nhưng những mâu thuẫn lớn vẫn còn tồn tại trong tình trạng sản xuất của các mâu thuẫn ngầm định giá trị cao. Việc cải thiện nó lại thiên về việc làm gia tăng hiệu quả của họ, chẳng hạn như bằng việc tập trung họ vào những tương tác tạo nên giá trị và đảm bảo rằng họ có được điều kiện và thông tin tốt, hơn là về năng lực của họ. Các công cụ công nghệ thúc đẩy những tương tác ngầm định chẳng hạn như các wiki, các môi trường nhóm ảo, và cả các hội nghị truyền hình đều có thể trở nên phổ biến không kém gì các máy vi tính bây giờ. Cho dù các công ty có học được cách sử dụng các công cụ này thì họ cũng sẽ phải phát triển những cách tân về quản lý – những cách nhanh hơn và thông minh hơn đối với những cá nhân cũng như các nhóm nhằm tạo ra giá trị thông qua chính những cách tân đó – và điều đó sẽ trở nên khó khăn đối với những đối thủ cạnh trạnh của họ nhằm nhái lại. Các công ty trong các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe hay ngân hàng thì luôn sẵn sàng thực hiện theo cách này.
Và tuy các công ty cải thiện được năng suất của những người công nhân thì sẽ vẫn cần kết hợp những đầu tư trong các nền công nghệ với sự phối hợp đúng lúc giữa những lời động viên và các giá trị tổ chức nhằm định hướng việc sử dụng hay chấp nhận của mình qua chính những người lao động. Nhưng vẫn có lý do quan trọng khiến các công ty vẫn phải tự mình làm các hoạt động giao dịch và việc trả lương có thể được thấy thường nhanh hơn nhiều cũng như được đánh giá rõ ràng hơn nhiều so với việc trả lương từ những sự đầu tư nhằm tạo cho công việc ngầm định hiệu quả hơn. Việc tạo ra trường hợp kinh doanh đối với việc đầu tư vào các tương tác sẽ trở thành thách thức mà chủ yếu là đối với các nhà quản lý.