Với phương châm tối đa hóa lợi ích cho khách hàng, Cty TNHH Ngọn Hải Đăng luôn nỗ lực phấn đấu mang đến những sản phẩm, dịch vụ có giá trị hoàn hảo nhất cho khách hàng, khẳng định thương hiệu Ngọn Hải Đăng ở trong và ngoài nước.
Trải quả hơn 7 năm hoạt động trong các lĩnh vực thiết kế - in ấn, thiết kế web, marketing online, quảng bá web …. Cty TNHH Ngọn Hải Đăng đã không ngừng phát triển và khẳng định vị trí của mình tại thị trường trong và ngoài nước; Với quan điểm con người là yếu tố trọng tâm, cốt lõi để xây dựng một đội ngũ chuyên nghiệp với hiểu biết kỹ thuật, lòng nhiệt huyết và thông qua biểu tượng công ty - biểu tượng của ngọn đèn hải đăng là 'Người Dẫn Đường' chúng tôi muốn nói rằng chúng tôi sẽ làm được.
TẦM NHÌN
Nhà in Ngọn Hải Đăng chúng tôi muốn trở thành một doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực in ấn, có uy tín trên thị trường trong nước và cả thị trường quốc tế.
SỨ MỆNH
- Cty TNHH Ngọn Hải Đăng luôn nỗ lực phấn đấu xây dựng một niềm tin bền vững trong khách hàng, trong các đối tác, trong cộng đồng và trong từng nhân viên nhằm mang lại cho họ những giá trị cao nhất bằng cách:
- Cung cấp cho khách hàng các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng phù hợp, giá cả cạnh tranh.
- Học hỏi, xây dựng và hoàn thiện tổ chức để trở thành đối tác tin cậy, chuyên nghiệp và hiệu quả nhất tại thị trường Việt Nam.
- Phát triển bền vững và kinh doanh hiệu quả để phục vụ lợi ích của khách hàng cũng như từng thành viên trong công ty.
- Xây dựng môi trường làm việc, hợp tác và phát triển sự nghiệp tốt nhất cho từng nhân viên. Tăng trưởng của công ty luôn gắn liền với việc nâng cao chất lượng sống và làm việc của mỗi thành viên trong công ty.
TRIẾT LÝ KINH DOANH
- Chất lượng sản phẩm và uy tín thương hiệu là tôn chỉ và là yếu tố hàng đầu tạo nên sự phát triển bền vững của công ty
- Phương châm hành động: Quyết liệt, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
- Chăm sóc khách hàng: Xây dựng niềm tin bền vững để trở thành đối tác tin cậy và chuyên nghiệp nhất.
- Yếu tố an toàn: Yếu tố rủi ro luôn luôn nằm trong tầm kiểm soát của Cty TNHH Ngọn Hải Đăng.
- Ý thức, tinh thần, trách nhiệm của nhân viên: Phát huy tinh thần thân ái, đoàn kết, hợp lực giữa nhân viên tạo thành một tập thể vững mạnh.
Chính sách nào giúp doanh nghiệp sau suy thoái?
Mặc dù còn nhiều ý kiến về chính sách tiền tệ cho thời kỳ sau suy giảm kinh tế, nhưng các chuyên gia lẫn doanh nhân có mặt tại buổi hội thảo "Vai trò của chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế Việt Nam sau thời kỳ suy giảm", do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức vào cuối tuần trước tại Đà Lạt, đều có chung quan điểm là chính sách phải giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh bằng chính năng lực của mình.Khó có khả năng kéo dài gói hỗ trợ lãi suất
Có hai luồng ý kiến trái chiều xung quanh việc có nên kéo dài các gói kích cầu hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp.PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, chuyên viên Bộ Tài Chính, cho biết hiện các doanh nghiệp đang lo lắng khi gói hỗ trợ lãi suất ngắn hạn chấm dứt vào cuối năm họ sẽ khó khăn.
"Đến nay vẫn chưa có đánh giá chính xác về đà suy giảm đã thực sự ngừng chưa để làm cơ sở quyết định dừng hay tiếp tục các gói kích cầu. Quan điểm riêng của tôi là cần tiếp tục có một gói kích cầu nhỏ hơn trong thời gian tới, tập trung vào đối tượng thực sự cần vốn hơn, lãi suất hỗ trợ không nhất thiết là 4% mà có thể ở mức hợp lý hơn", ông Thịnh nói.
Ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc NHNN, cho rằng việc triển khai gói hỗ trợ lãi suất đã phần nào tạo điều kiện cho cả doanh nghiệp và ngân hàng dễ dàng hơn trong việc giải ngân vốn kích cầu, và khi nền kinh tế cân bằng trở lại, việc hỗ trợ chấm dứt, các ngân hàng và doanh nghiệp đó sẽ bị hụt hẫng. Do đó, ngay từ bây giờ cần phải thiết kế nội dung để rút dần gói kích cầu này, tránh gây sốc đột ngột, ông nói.
Trong khi đó, về phía doanh nghiệp tham gia hội thảo, đại diện tập đoàn Đầu tư Hoa Việt cho rằng cần sớm bỏ gói kích cầu vì nó đang tạo ra sự chênh lệch lãi suất giữa các doanh nghiệp được và không được vay vốn hỗ trợ, tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh và nuôi dưỡng thói ỷ lại trong một bộ phận doanh nghiệp. Nên tạo điều kiện để các doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh bằng năng lực của mình.
Về vấn đề này, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu cho rằng trước khi đưa ra chính sách, Chính phủ lẫn NHNN đã lắng nghe, nghiên cứu rất nhiều giải pháp và đã quyết định chọn giải pháp hỗ trợ lãi suất vốn chưa có tiền lệ tại Việt Nam cũng như nhiều nước khác.
Mặc dù có những ảnh hưởng tiêu cực nhưng tác dụng hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua suy giảm kinh tế của giải pháp này là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, Thống đốc cũng đồng ý rằng ngoài việc giúp doanh nghiệp vượt qua suy thoái, các chính sách tiền tệ cũng phải tạo điều kiện cho doanh nghiệp tự nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hậu suy giảm.
"Vì vậy, các doanh nghiệp đừng quá ỷ lại vào sự hỗ trợ của Chính phủ. Việc kéo dài gói hỗ trợ lãi suất từ 6-8 tháng, Chính phủ vẫn chưa bàn bạc, nhưng theo tôi khó mà thực hiện vì đây là chính sách lớn của cả nước chứ không phải của riêng NHNN", ông Giàu nói. Còn vấn đề có thêm gói hỗ trợ thứ hai, thứ ba, Chính phủ đã họp và thảo luận nhiều, tuy nhiên chính sách cụ thể sẽ được đưa ra căn cứ trên diễn biến của thị trường thế giới.
"Phá giá đồng Việt Nam chưa chắc đã tốt cho xuất khẩu, chưa kể cứ đồng Việt Nam mất giá 5% so với đô la Mỹ, thì ngân sách nhà nước phải trả thêm 26.000 tỉ đồng và doanh nghiệp phải trả thêm 13.000 tỉ đồng nợ nước ngoài mỗi năm", Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu nói tại hội thảo ở Đà Lạt vào tuần trước.
Ông Trần Du Lịch, ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội, góp ý việc ngừng gói hỗ trợ lãi suất ngắn hạn sẽ không gây sốc gì cho doanh nghiệp và ngân hàng, vấn đề của NHNN là đưa ra các chính sách khai thông nguồn vốn hỗ trợ lãi suất trung và dài hạn để các doanh nghiệp tự tái cấu trúc và phát triển trong thời kỳ hậu suy giảm.
"Còn chênh lệch về giá thì sẽ còn tiêu cực. Chính phủ nên có thông báo rõ ràng về chủ trương, tiếp tục hay không và tiếp tục gói hỗ trợ nào để các doanh nghiệp khỏi phải chờ đợi", ông Lịch nói.
Tỷ giá nên thế nào?
Một vấn đề được nhiều đại biểu tham dự quan tâm là tình hình ngoại tệ đang rất căng thẳng. Thống đốc thừa nhận chính sách hỗ trợ lãi suất đã phần nào gây sức ép lên tỷ giá do lãi suất vay tiền đồng và ngoại tệ gần bằng nhau, khiến doanh nghiệp có ngoại tệ cũng muốn vay tiền đồng và ngân hàng thiếu ngoại tệ bán cho doanh nghiệp. "Vấn đề này chỉ có thể giải quyết từ từ. Trước mắt, các ngân hàng đã hạ lãi suất cho vay ngoại tệ xuống thấp hơn để khuyến khích doanh nghiệp vay ngoại tệ. Đã có thời điểm dư nợ ngoại tệ giảm đến 9,5%, nhưng nay đã tăng trở lại", ông Giàu nói.
Các chuyên gia tham dự hội thảo đều có chung đề xuất là NHNN nên điều hành chính sách tỷ giá theo hướng giảm dần giá trị của đồng Việt Nam so với đô la Mỹ, giúp giảm áp lực lên tỷ giá. Tuy nhiên, Thống đốc cho rằng Việt Nam đang nhập siêu và đến 80% nguyên liệu của các ngành xuất khẩu thế mạnh như dệt may, da giày là từ nhập khẩu. "Vậy phá giá đồng Việt Nam chưa chắc đã tốt cho xuất khẩu, chưa kể cứ đồng Việt Nam mất giá 5% so với đô la Mỹ, thì ngân sách nhà nước phải trả thêm 26.000 tỉ đồng và doanh nghiệp phải trả thêm 13.000 tỉ đồng nợ nước ngoài mỗi năm", ông nói. Ông Giàu nói thêm là từ đầu năm 2008 đến nay, đồng Việt Nam đã bị mất giá 11% so với đồng đô la Mỹ.
Góp phần hiến kế giải quyết tình trạng căng thẳng đô la Mỹ trên thị trường, ông Lý Xuân Hải, Tổng giám đốc Ngân hàng ACB, trong tham luận của mình cho rằng: "Vị trí độc tôn của đồng đô la đang bị đe dọa trên phạm vi toàn cầu và khu vực đang mở ra cơ hội cho nước ta tái cơ cấu đồng tiền sử dụng trong thanh toán và dự trữ. Do đó, nếu chúng ta giải quyết được việc đa dạng hóa đồng tiền thanh toán nhập khẩu thì phần nào sẽ giải quyết được tâm lý này và lành mạnh hóa thị trường ngoại hối", ông Hải nói.
Kết thúc hội thảo, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cho biết từ nay đến cuối năm, các chính sách về tăng trưởng tín dụng (ở mức khoảng 30%), lãi suất, tỷ giá sẽ không có biến động nhiều. Chính sách hỗ trợ lãi suất vẫn tiếp tục thực hiện như đã công bố và Chính phủ sẽ quyết định lộ trình hỗ trợ cho năm 2010 sau. Quan trọng là các doanh nghiệp đừng quá ỷ lại vào việc hỗ trợ của Chính phủ, Thống đốc nhắc nhở các doanh nghiệp.