Với phương châm tối đa hóa lợi ích cho khách hàng, Cty TNHH Ngọn Hải Đăng luôn nỗ lực phấn đấu mang đến những sản phẩm, dịch vụ có giá trị hoàn hảo nhất cho khách hàng, khẳng định thương hiệu Ngọn Hải Đăng ở trong và ngoài nước.
Trải quả hơn 7 năm hoạt động trong các lĩnh vực thiết kế - in ấn, thiết kế web, marketing online, quảng bá web …. Cty TNHH Ngọn Hải Đăng đã không ngừng phát triển và khẳng định vị trí của mình tại thị trường trong và ngoài nước; Với quan điểm con người là yếu tố trọng tâm, cốt lõi để xây dựng một đội ngũ chuyên nghiệp với hiểu biết kỹ thuật, lòng nhiệt huyết và thông qua biểu tượng công ty - biểu tượng của ngọn đèn hải đăng là 'Người Dẫn Đường' chúng tôi muốn nói rằng chúng tôi sẽ làm được.
TẦM NHÌN
Nhà in Ngọn Hải Đăng chúng tôi muốn trở thành một doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực in ấn, có uy tín trên thị trường trong nước và cả thị trường quốc tế.
SỨ MỆNH
- Cty TNHH Ngọn Hải Đăng luôn nỗ lực phấn đấu xây dựng một niềm tin bền vững trong khách hàng, trong các đối tác, trong cộng đồng và trong từng nhân viên nhằm mang lại cho họ những giá trị cao nhất bằng cách:
- Cung cấp cho khách hàng các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng phù hợp, giá cả cạnh tranh.
- Học hỏi, xây dựng và hoàn thiện tổ chức để trở thành đối tác tin cậy, chuyên nghiệp và hiệu quả nhất tại thị trường Việt Nam.
- Phát triển bền vững và kinh doanh hiệu quả để phục vụ lợi ích của khách hàng cũng như từng thành viên trong công ty.
- Xây dựng môi trường làm việc, hợp tác và phát triển sự nghiệp tốt nhất cho từng nhân viên. Tăng trưởng của công ty luôn gắn liền với việc nâng cao chất lượng sống và làm việc của mỗi thành viên trong công ty.
TRIẾT LÝ KINH DOANH
- Chất lượng sản phẩm và uy tín thương hiệu là tôn chỉ và là yếu tố hàng đầu tạo nên sự phát triển bền vững của công ty
- Phương châm hành động: Quyết liệt, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
- Chăm sóc khách hàng: Xây dựng niềm tin bền vững để trở thành đối tác tin cậy và chuyên nghiệp nhất.
- Yếu tố an toàn: Yếu tố rủi ro luôn luôn nằm trong tầm kiểm soát của Cty TNHH Ngọn Hải Đăng.
- Ý thức, tinh thần, trách nhiệm của nhân viên: Phát huy tinh thần thân ái, đoàn kết, hợp lực giữa nhân viên tạo thành một tập thể vững mạnh.
Các thao tác chuẩn bị máy in
Việc chuẩn bị chu đáo cho quá trình chuẩn bị máy nghĩa là phải có các vật liệu cần thiết tại các đơn vị in tại thời điểm cần thiết. Các bản in nên chuẩn bị sẵn sàng và kiểm tra trước, các tấm cao su phải được bố trí sắp đặt để khi cần có thể lấy ra và lắp trên ống cao su, chuẩn bị sẵn các tờ bọc lót đã được đo và cắt xén phù hợp để bọc các ống cao su. Giấy in, mực in và dung dịch làm ẩm cũng nên được kiểm tra lại và chuẩn bị sẵn sàng. Nếu có nhu cầu cần thay đổi một màu in nào đó thì các chất tẩy rửa nên được chuẩn bị sẵn tại máy in.
Để việc chuẩn bị máy in có hiệu quả là người thợ in phải nắm rõ công việc của mình và có sự phối hợp với nhau trong suốt quá trình in theo trách nhiệm đã được phân công. Trách nhiệm này thuộc về người trưởng máy, người phải biết cách tổ chức và giám sát đội ngũ của mình. Mỗi người thợ khi được tổ chức phân công tốt sẽ biết họ phải làm gì và làm điều đó vào lúc nào. Ví dụ, hai người thợ in có thể làm nhiệm vụ thay bản và tấm cao su, nhưng công việc chỉ hiệu quả khi một người thợ làm chính và một người phụ trên từng đơn vị in.
Trong suốt quá trình chuẩn bị máy cần phải tốn một số tờ in để chạy thử, do đó không thể giảm các tờ in thử xuống tới mức thấp nhất để hoàn tất gấp rút việc chuẩn bị máy in. Và trong suốt quá trình chuẩn bị máy in, máy in được chạy ở vận tốc được thiết lập từ trước, ví dụ như khoảng 6000 tờ/giờ. Khi bắt đầu in sản lượng thì vận tốc in sẽ được tăng lên tới vận tốc khoảng 2/3 tốc độ tối đa và tăng dần khi cần thiết, để đảm bảo cho máy có độ bền cao người ta chỉ chạy khoảng ¾ tốc độ tối đa.
1. CÁC CÁCH CHUẨN Bị MÁY IN
Quá trình chuẩn bị máy có thể được chia làm ba cách: chuẩn bị máy ở mức đơn giản, chuẩn bị máy cục bộ và chuẩn bị máy lại toàn bộ.
Việc chuẩn bị máy đơn giản thường được thực hiện trên các máy in một màu dùng để in sách và các mẫu biểu. Công việc chỉ bao gồm việc thay bản, mực in còn lại trên máng; canh chỉnh lô máng mực và hệ thống làm ẩm; thay đổi khổ giấy …
Việc chuẩn bị máy in cục bộ xảy ra trên các máy in một màu và hai màu dùng để in 4 màu. Sau khi in xong hai màu đầu tiên máy in được dừng lại và rửa sạch các hệ thống cấp mực; lắp các bản in mới lên; các tấm cao su và các tờ bọc ống có thể được giữ nguyên. Các tờ in ở bàn ra giấy được lấy ra và đưa vào bàn nạp giấy, các thông số về tay kê ở bàn nạp giấy hoặc ra giấy không cần phải thiết lập lại.
Sau khi rửa xong hệ thống cấp mực thì cho mực in mới lên máng mực và canh lại cho màu in mới.
Cách thường được áp dụng nhiều nhất là chuẩn bị máy in một cách toàn bộ từ đầu đến cuối, bao gồm tất cả các bước cần thiết để bắt đầu cho một công việc in mới hoàn toàn. Tiến hành rửa máy toàn bộ đối với máy in một màu và hai màu; nếu in trên máy in 4 màu cũng sử dụng lại chính 4 màu in trước và không cần phải rửa hệ thống cấp mực tại các đơn vị in. Việc rửa máy hay rửa hệ thống cấp mực thường dựa vào công việc in trước đó. Bản in và các tờ bọc ống được thay đổi và tiến hành lau sạch bề mặt tấm cao su. Các thông số thiết lập cho bàn nạp giấy, các tay kê và bàn ra giấy thường được thay đổi.
2. CÁC THAO TÁC TRONG CHUẩN Bị MÁY
Các bước tiến hành trong quá trình chuẩn bị máy in thường phụ thuộc lớn vào các thông số thiết lập sẵn của những người vận hành máy in. Tuy nhiên, nên tuân thủ một qui trình chuẩn bị đã được thiết lập sẵn. Việc chuẩn bị máy in tốt sẽ giúp giảm thời gian dừng máy giữa chừng và tăng năng suất in. Bên cạnh đó cần phải áp dụng chế độ bảo trì thích hợp, kiểm tra chính xác các công đoạn trước in, kết hợp với việc giảm thời gian dừng do nhưng nguyên nhân khách quan khác như lỗi vật liệu hoặc lỗi do kế hoạch sản xuất.
Có nhiều phương pháp làm giảm thời gian dừng máy in nhưng cách tốt nhất vẫn là phối hợp hiệu quả giữa các người thợ in trong cùng một ca. Cần phải xem việc chuẩn bị in giống như điểm dừng tiếp nhiên liệu của cuộc đua xe thể thao Công thức 1.
Việc chuẩn bị máy bao gồm các bước sau:
1. Đọc kỹ lệnh sản xuất.
2. Kiểm tra bài mẫu, bản in, giấy in và mực in có tương thích với yêu cầu không?
3. Canh chỉnh cơ học việc vận chuyển giấy.
4. Bọc ống và lắp các bản in
5. Kiểm tra các tấm cao su mới nếu cần.
6. Chuẩn bị các hệ thống làm ẩm.
7. Chuẩn bị cho hệ thống cấp mực.
8. Kiểm tra lại một lần nữa.
9. In các tờ in thử
10. Kiểm tra các tờ in thử
11. Kiểm tra lại việc định vị, chồng màu các hình ảnh in, chất lượng tờ in và màu sắc.
12. Duy trì màu sắc ổn định.
Từ bước 9 đến bước 11 cần được lặp đi lặp lại cho đến khi in được một tờ in có chất lượng mà khách hàng chấp nhận. Tờ in đó thường được gọi là tờ in chuẩn.
Trước khi bắt đầu chuẩn bị cho lần chạy máy kế tiếp, giấy in của công việc in trước được lấy ra khỏi bàn ra giấy, các bản in được lấy ra và được cất giữ để có thể dùng đến sau này. Các tấm cao su bị hỏng thì cũng cần phải được thay mới. Nếu có thay màu in thì phải rửa lại hệ thống cấp mực và cũng có thể rửa luôn cả hệ thống làm ẩm