Với phương châm tối đa hóa lợi ích cho khách hàng, Cty TNHH Ngọn Hải Đăng luôn nỗ lực phấn đấu mang đến những sản phẩm, dịch vụ có giá trị hoàn hảo nhất cho khách hàng, khẳng định thương hiệu Ngọn Hải Đăng ở trong và ngoài nước.
Trải quả hơn 7 năm hoạt động trong các lĩnh vực thiết kế - in ấn, thiết kế web, marketing online, quảng bá web …. Cty TNHH Ngọn Hải Đăng đã không ngừng phát triển và khẳng định vị trí của mình tại thị trường trong và ngoài nước; Với quan điểm con người là yếu tố trọng tâm, cốt lõi để xây dựng một đội ngũ chuyên nghiệp với hiểu biết kỹ thuật, lòng nhiệt huyết và thông qua biểu tượng công ty - biểu tượng của ngọn đèn hải đăng là 'Người Dẫn Đường' chúng tôi muốn nói rằng chúng tôi sẽ làm được.
TẦM NHÌN
Nhà in Ngọn Hải Đăng chúng tôi muốn trở thành một doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực in ấn, có uy tín trên thị trường trong nước và cả thị trường quốc tế.
SỨ MỆNH
- Cty TNHH Ngọn Hải Đăng luôn nỗ lực phấn đấu xây dựng một niềm tin bền vững trong khách hàng, trong các đối tác, trong cộng đồng và trong từng nhân viên nhằm mang lại cho họ những giá trị cao nhất bằng cách:
- Cung cấp cho khách hàng các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng phù hợp, giá cả cạnh tranh.
- Học hỏi, xây dựng và hoàn thiện tổ chức để trở thành đối tác tin cậy, chuyên nghiệp và hiệu quả nhất tại thị trường Việt Nam.
- Phát triển bền vững và kinh doanh hiệu quả để phục vụ lợi ích của khách hàng cũng như từng thành viên trong công ty.
- Xây dựng môi trường làm việc, hợp tác và phát triển sự nghiệp tốt nhất cho từng nhân viên. Tăng trưởng của công ty luôn gắn liền với việc nâng cao chất lượng sống và làm việc của mỗi thành viên trong công ty.
TRIẾT LÝ KINH DOANH
- Chất lượng sản phẩm và uy tín thương hiệu là tôn chỉ và là yếu tố hàng đầu tạo nên sự phát triển bền vững của công ty
- Phương châm hành động: Quyết liệt, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
- Chăm sóc khách hàng: Xây dựng niềm tin bền vững để trở thành đối tác tin cậy và chuyên nghiệp nhất.
- Yếu tố an toàn: Yếu tố rủi ro luôn luôn nằm trong tầm kiểm soát của Cty TNHH Ngọn Hải Đăng.
- Ý thức, tinh thần, trách nhiệm của nhân viên: Phát huy tinh thần thân ái, đoàn kết, hợp lực giữa nhân viên tạo thành một tập thể vững mạnh.
CEO tài giỏi nhất nước Mỹ năm 2012
1. Daniel Hesse
Công ty: Sprint-Nextel
Giá cổ phiếu trong năm tăng: 137%
Hesse điều hành Sprint từ năm 2007 và cuối cùng cũng cứu được công ty này sau hàng chuỗi thất bại. Ông không cải tổ hoạt động công ty, mà lại tìm một nhà đầu tư mua phần lớn cổ phẩn tại đây. Đó là việc không hề dễ dàng khi hãng viễn thông lớn thứ ba nước Mỹ đang kinh doanh rất bết bát.
Hồi tháng 10, SoftBank (Nhật Bản) tuyên bố mua 70% cổ phần Sprint với giá 20,1 tỷ USD. CEO SoftBank - Masayoshi Son được kỳ vọng sẽ còn đầu tư mạnh để mở rộng hoạt động cho Sprint. Kết quả quý III của Sprint là bằng chứng rõ ràng nhất cho việc công ty này sẽ rất khó khăn nếu không có hỗ trợ tài chính từ bên ngoài. Doanh thu của hãng đã tăng 5% lên 8,8 tỷ USD, dù vẫn lỗ 767 triệu USD.
2. John Donahoe
Công ty: eBay
Giá cổ phiếu trong năm tăng: 61%
Donahoe làm CEO của website đấu giá online eBay từ năm 2008. Khi ấy, cả Wall Street đều ngờ vực liệu ngành kinh doanh chính của eBay có thể tồn tại trước sức ép khổng lồ của Amazon và đông đảo các công ty đấu giá nhỏ khác. Quý III năm nay, doanh thu từ trang Marketplace tăng 9%, đóng góp 1,8 tỷ USD vào 3,4 tỷ USD doanh thu của hãng. Số người dùng điện thoại truy cập eBay cũng tăng thêm 800.000 và lượt tải ứng dụng cho di động cũng vượt 10 triệu trên toàn cầu.
3. David Nelms
Công ty: Discover Financial Services
Giá cổ phiếu trong năm tăng: 63%
Thách thức lớn nhất của Discover là họ chỉ đứng thứ hai sau hãng thẻ thanh toán American Express và phải cạnh tranh gián tiếp với các loại thẻ ngân hàng liên kết với Visa và MasterCard. Nelm đảm nhận chức CEO tại công ty này năm 2004. Một trong những bước đi chiến lược được đánh giá cao nhất của ông là thâu tóm đối thủ nhỏ Diners club năm 2008. Việc này đã giúp Discover duy trì lợi thế cạnh tranh khi mở rộng hoạt động ra nước ngoài. Gần đây, Discover còn lấn sân sang lĩnh vực cho vay khi tung gói "Discover Home Loan" hồi tháng 6.
4. Christopher Connor
Công ty: Sherwin-Williams
Giá cổ phiếu trong năm tăng: 63%
Connor tiếp quản hãng sơn 146 tuổi này năm 1999. Hoạt động kinh doanh khởi sắc gần đây của Sherwin-Williams cũng một phần là do may mắn. Thị trường nhà đất cải thiện đáng kể, trong khi đó, Sherwin-Williams lại nắm tới 30% thị phần sơn nội địa. Doanh thu quý trước của công ty này tăng 8,9% và lợi nhuận trên cổ phiếu (EPS) cũng tăng 31% lên mức kỷ lục 2,24 USD. Quyết định được đánh giá cao nhất của Connor là tăng hoạt động của Sherwin-Williams tại nước ngoài để tránh phụ thuộc vào thị trường Mỹ.
5. Marc Benioff
Công ty: Salesforce.com
Giá cổ phiếu trong năm tăng: 65%
Benioff đồng sáng lập hãng phần mềm doanh nghiệp Saleforce năm 1999. Dù chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ các công ty như Microsoft và Oracle, Salesforce.com vẫn có tốc độ tăng trưởng ổn định. Quý trước, doanh thu của hãng tăng 35% lên 788 triệu USD. Hãng này dự kiến sẽ đạt 4 tỷ USD doanh thu hàng năm cho đến năm 2014.
Salesforce cũng là một trong những công ty đầu tiên tham gia thị trường điện toán đám mây. Công nghệ này hiện đã trở thành yếu tố quan trọng giúp các doanh nghiệp chuyển thông tin từ trung tâm dữ liệu ra bên ngoài. Salesforce cũng được Forbes bình chọn là "Công ty sáng tạo nhất thế giới năm 2012".
6. Brian Roberts
Công ty: Comcast
Giá cổ phiếu trong năm tăng: 58%
Roberts làm CEO Comcast từ năm 2003 và có nhiều đóng góp quan trọng đối với thành công của công ty cáp viễn thông lớn nhất nước Mỹ. Ông đã giúp Comcast duy trì được lợi thế cạnh tranh trước các hãng viễn thông và truyền hình vệ tinh muốn giành thị phần TV và băng thông rộng. Roberts cũng cải thiện tình hình tài chính của NBCUniversal mà Comcast là cổ đông lớn. Doanh thu công ty đã tăng 15% trong quý trước lên 16,5 tỷ USD. Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu cũng tăng từ 39% lên 0,46 USD.
7. Howard Schultz
Công ty: Starbucks
Giá cổ phiếu trong năm tăng: 18%
Đầu tháng 12, Starbucks tuyên bố sẽ mở hơn 3.000 cửa hàng mới tại châu Mỹ cho đến năm 2017 và đẩy mạnh hoạt động tại Trung Quốc. Sau khi quay lại làm CEO, Schultz cắt giảm 12.000 nhân viên và đóng cửa 600 cửa hàng khi Starbucks còn làm ăn bết bát. Việc mở rộng quá nhanh và sức ép cạnh tranh lớn từ McDonald’s đã khiến các nhà đầu tư cho rằng Starbucks sẽ phải rời bỏ thị trường vĩnh viễn.
Tuy nhiên, sau khi tung ra hàng loạt sản phẩm mới như nước quả Refresher hay máy pha cà phê Verismo System, hoạt động của Starbucks đã cải thiện đáng kể. Kết thúc năm tài chính vào tháng 9, doanh thu của hãng tăng 14% lên 13,3 tỷ USD, lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu tăng 10% lên 1,79 USD và còn mở thêm 1.063 cửa hàng trên toàn cầu.
8. Jeff Weiner
Công ty: LinkedIn
Giá cổ phiếu trong năm tăng: 72%
Weiner làm CEO mạng xã hội doanh nghiệp LinkedIn từ năm 2009. Họ cũng chính là công ty Internet có IPO thành công nhất thế giới, nếu so với Groupon, Zynga hay Facebook. Cổ phiếu hãng này đã liên tục tăng mạnh và hiện ở mức 114 USD, hơn gấp đôi giá IPO là 45 USD.
Điều được Wall Street đánh giá cao nhất chính là LinkedIn có tới ba nguồn thu chính: Dịch vụ tuyển dụng Talent Solutions, chiếm 55% doanh thu quý trước, nền tảng quảng cáo Marketing Solutions, đóng góp 25%, và Premium Subscriptions cho các tài khoản có phí của người dùng. Wall Street cho rằng chính mô hình này đã khiến việc điều hành của Weiner dễ dàng hơn rất nhiều.
Thùy Linh (theo 24/7Wallst)