Với phương châm tối đa hóa lợi ích cho khách hàng, Cty TNHH Ngọn Hải Đăng luôn nỗ lực phấn đấu mang đến những sản phẩm, dịch vụ có giá trị hoàn hảo nhất cho khách hàng, khẳng định thương hiệu Ngọn Hải Đăng ở trong và ngoài nước.
Trải quả hơn 7 năm hoạt động trong các lĩnh vực thiết kế - in ấn, thiết kế web, marketing online, quảng bá web …. Cty TNHH Ngọn Hải Đăng đã không ngừng phát triển và khẳng định vị trí của mình tại thị trường trong và ngoài nước; Với quan điểm con người là yếu tố trọng tâm, cốt lõi để xây dựng một đội ngũ chuyên nghiệp với hiểu biết kỹ thuật, lòng nhiệt huyết và thông qua biểu tượng công ty - biểu tượng của ngọn đèn hải đăng là 'Người Dẫn Đường' chúng tôi muốn nói rằng chúng tôi sẽ làm được.
TẦM NHÌN
Nhà in Ngọn Hải Đăng chúng tôi muốn trở thành một doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực in ấn, có uy tín trên thị trường trong nước và cả thị trường quốc tế.
SỨ MỆNH
- Cty TNHH Ngọn Hải Đăng luôn nỗ lực phấn đấu xây dựng một niềm tin bền vững trong khách hàng, trong các đối tác, trong cộng đồng và trong từng nhân viên nhằm mang lại cho họ những giá trị cao nhất bằng cách:
- Cung cấp cho khách hàng các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng phù hợp, giá cả cạnh tranh.
- Học hỏi, xây dựng và hoàn thiện tổ chức để trở thành đối tác tin cậy, chuyên nghiệp và hiệu quả nhất tại thị trường Việt Nam.
- Phát triển bền vững và kinh doanh hiệu quả để phục vụ lợi ích của khách hàng cũng như từng thành viên trong công ty.
- Xây dựng môi trường làm việc, hợp tác và phát triển sự nghiệp tốt nhất cho từng nhân viên. Tăng trưởng của công ty luôn gắn liền với việc nâng cao chất lượng sống và làm việc của mỗi thành viên trong công ty.
TRIẾT LÝ KINH DOANH
- Chất lượng sản phẩm và uy tín thương hiệu là tôn chỉ và là yếu tố hàng đầu tạo nên sự phát triển bền vững của công ty
- Phương châm hành động: Quyết liệt, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
- Chăm sóc khách hàng: Xây dựng niềm tin bền vững để trở thành đối tác tin cậy và chuyên nghiệp nhất.
- Yếu tố an toàn: Yếu tố rủi ro luôn luôn nằm trong tầm kiểm soát của Cty TNHH Ngọn Hải Đăng.
- Ý thức, tinh thần, trách nhiệm của nhân viên: Phát huy tinh thần thân ái, đoàn kết, hợp lực giữa nhân viên tạo thành một tập thể vững mạnh.
Tự thiết lập mạng máy tính tại gia
Xuất phát từ nhu cầu giải trí và làm việc tại nhà ngày càng tăng của người dùng, việc triển khai một mạng máy tính tại gia đang trở thành xu hướng không thể thiếu trong nay mai. “Gia đình số” là xu hướng tất yếu trong việc gắn kết các nhu cầu giải trí, làm việc, và tạo nên sự kết nối giữa các thành viên trong gia đình. Bước 1: Chọn nhà cung cấp dịch vụ InternetĐiều đầu tiên bạn cần làm là chọn cho mình một nhà cung cấp Internet (ISP) tốc độ cao. Tại Việt Nam hiện nay việc chọn lựa này cũng không quá khó. Trong số các ISP như VNPT/VDC, FPT, Viettel… thì VNPT/VDC là nổi trội hơn cả ở tốc độ, khả năng ổn định và cả phong cách phục vụ. VNPT/VDC vừa tiến hành nâng tốc độ gói cước dịch vụ mà vẫn giữ nguyên mức giá trước đây.
Cụ thể, với gói cước Mega Easy, tốc độ tối đa (Download/Upload) là 1.536Kbps/512Kbps (trước là 384Kbps/128Kbps); gói cước Mega Family có tốc độ tối đa (Download/Upload) là 2.048Kbps/512Kbps (trước là 512Kbps/256Kbps); gói cước Mega Extra có tốc độ tối đa (Download/Upload) là 2.560kbps/512Kbps (trước là 1Mbps/512Kbps) và gói cước Mega Maxi có tốc độ tối đa (Download/Upload) là 3.072Kbps/640Kbps (trước là 2Mbps/640Kbps).
Bước 2: Nhận diện các máy tính trong mạng
Khi router của bạn đã hoạt động và máy tính có thể lướt Web, bạn cần chắc rằng chúng không chỉ kết nối với mạng Internet mà còn có thể nhìn thấy nhau trên mạng. Đối với Vista và Windows 7, quá trình này sẽ được thực hiện một cách tự động. PC Vista sẽ tự động nhận diện các máy tính trong một mạng và gắn chúng với cùng địa chỉ subnet IP. Còn nếu các máy tính trong một mạng không nhìn thấy nhau thì bạn cần sử dụng trình thuật sĩ "Set up a home network" để cài đặt và nhận diện.
Với các máy PC Windows XP thì quy trình có phức tạp hơn một chút. Với những máy có cùng dải IP subnet như nhau, thường thì chúng nhận được nhau nhưng không phải lúc nào cũng như thế. Cách tốt nhất là bạn sử dụng thuật sĩ "Set up a home network" để cài đặt và nhận diện.
Bước 3: Tìm hiểu về router
Router là phần cốt lõi của mạng gia đình bởi nó đóng rất nhiều vai trò quan trọng. Thiết bị này là đầu nối để nhận diện khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ Internet. Router vừa xử lý các địa chỉ bên ngoài vừa có thể xử lý các địa chỉ nội bộ (trong mạng nội bộ). Quá trình chuyển đổi giữa địa chỉ trong và ngoài được gọi là Biên dịch địa chỉ mạng (NAT), và quá trình xử lý tự động các địa chỉ nội bộ được gọi là Giao thức cấu hình host động (DHCP).
NAT được sử dụng bởi giao thức mạng TCP/IP không thể hỗ trợ tới hàng triệu người dùng, thiết bị và website cùng lúc trên mạng. Router thường có bảng địa chỉ là: 192.168.x.x, trong số này hai phần “x” cuối thường dành cho người dùng (còn gọi là subnet). Các máy tính có địa chỉ nằm trong khoảng 192.168.1.x (x biến thiên là 1 tới 254) sẽ nằm trong cùng một subnet và sẽ nhìn thấy nhau. Còn nếu là 192.168.0.x thì sẽ nằm ở 2 subnet khác nhau và không nhìn thấy nhau.
Ngoài phần đánh số địa chỉ, bạn cần hiểu về tính năng tường lửa của router. Điều này cực kỳ quan trọng khi muốn bảo vệ mạng của bạn tránh khỏi các nguy cơ đe dọa bên ngoài. Một tường lửa tốt cần có khả năng kiểm tra trạng thái gói tin – nghĩa là số gói tin nhận được phải trùng khớp với yêu cầu gửi đi (tránh trường hợp nhận phải các gói tin giả). Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một lớp bảo vệ vòng ngoài cho mạng gia đình, bởi tin tặc có vô số những cách thức đột nhập tinh vi khác.
Bạn cũng nên cài đặt phần mềm tường lửa cho mỗi PC trong mạng gia đình, và hãy đảm bảo rằng chúng được cập nhật thường xuyên (rất quan trọng). Các tường lửa hiện này đều có cơ chế nhắc nhở cập nhật, bạn chỉ việc cho phép chúng là quá trình cập nhật sẽ diễn ra tự động. Với các thế hệ máy PC Windows, chức năng tường lửa trong Vista và Windows 7 đã được đánh giá tốt hơn nhiều so với Windows XP trước đây.
Bước 4: Thiết lập mạng không dây
Nếu router của bạn có chức năng phát tín hiệu không dây thì đây sẽ là một lợi thế rất lớn. Tuy nhiên, việc quy định ai được phép tiếp cận mạng không dây của bạn là điều rất quan trọng, nếu không sẽ có người “dùng chùa” dịch vụ của bạn.
Để ngăn chặn khả năng trên, bạn cần sử dụng các tính năng bảo mật trong router. Có 2 tính năng phổ biến nhất hiện nay là WEP và WPA2. Cả hai đều có khả năng bảo vệ ở mức cơ bản nhưng WPA2 có mức độ bảo vệ chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thích sử dụng WEP hơn bởi Windows XP lại hay “dị ứng” với các tính năng bảo mật không dây cao cấp. Ngoài ra, nếu bạn sử dụng các sản phẩm Wi-Fi đời cũ (ứng dụng công nghệ 802.11b) thì WEP lại tốt hơn bởi chúng hỗ trợ tất cả những thiết bị này. Tuy nhiên, WEP lại rất dễ bị hack, vậy nên tùy theo tình hình cụ thể, bạn nên quyết định sử dụng phương thức bảo mật nào để cho phù hợp.
Thiết lập một mạng không dây sẽ không tốn nhiều thời gian. Đầu tiên bạn cần chọn kênh quảng bá cho phù hợp, thường là các kênh 1,6 hoặc 11 (ít bị xung đột). Hãy thiết lập tất cả các thiết bị không dây của bạn sử dụng cùng kênh. Router sau đó sẽ yêu cầu khai tên mạng không dây (gọi là SSID), phương thức bảo mật (WEP hoặc WPA2), khóa bảo mật (nên đặt mật khẩu phức tạp, chẳng hạn thay vì sử dụng mật khẩu có tên “password”, bạn nên phức tạp hóa thành “"P4ssW0rd1234" – có nghĩa là sử dụng cả chữ in, chữ thường, cả số và chữ kết hợp). Tại sao phải đặt mật khẩu phức tạp như vậy? Mật khẩu phức tạp sẽ làm nản lỏng những kẻ trộm Wi-Fi khi sử dụng công cụ phá mã. Kể cả khi đặt mật khẩu phức tạp, cần cần thường xuyên thay đổi chúng, tốt nhất là mỗi tháng một lần.
Bước 3: Dây dẫn và cổng kết nối
Khi hoàn thành các bước trên, mạng của bạn sẽ vận hành một cách đầy đủ. Vấn đề còn lại là tìm hiểu một vài thông số liên quan. Trong một mạng gia đình, bạn có thể sử dụng vừa PC vừa laptop (vừa kết nối LAN và kết nối không dây) và các thiết bị khác (như máy in, máy chiếu…), chính vì vậy các thiết bị kết nối qua mạng LAN thì cần chắc rằng chúng có tốc độ Gigabit (1000Mbps).
Tốc độ Gigabit sẽ đặc biệt hữu dụng trong trường hợp bạn truyền tín hiệu video hoặc phát nội dung TV độ nét cao qua mạng gia đình. Nếu cổng cắm trên router không đủ (thường là không đủ), bạn nên mua thêm bộ switch có cổng Gigabit để kết nối giữa router và thiết bị máy tính.