Với phương châm tối đa hóa lợi ích cho khách hàng, Cty TNHH Ngọn Hải Đăng luôn nỗ lực phấn đấu mang đến những sản phẩm, dịch vụ có giá trị hoàn hảo nhất cho khách hàng, khẳng định thương hiệu Ngọn Hải Đăng ở trong và ngoài nước.
Trải quả hơn 7 năm hoạt động trong các lĩnh vực thiết kế - in ấn, thiết kế web, marketing online, quảng bá web …. Cty TNHH Ngọn Hải Đăng đã không ngừng phát triển và khẳng định vị trí của mình tại thị trường trong và ngoài nước; Với quan điểm con người là yếu tố trọng tâm, cốt lõi để xây dựng một đội ngũ chuyên nghiệp với hiểu biết kỹ thuật, lòng nhiệt huyết và thông qua biểu tượng công ty - biểu tượng của ngọn đèn hải đăng là 'Người Dẫn Đường' chúng tôi muốn nói rằng chúng tôi sẽ làm được.
TẦM NHÌN
Nhà in Ngọn Hải Đăng chúng tôi muốn trở thành một doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực in ấn, có uy tín trên thị trường trong nước và cả thị trường quốc tế.
SỨ MỆNH
- Cty TNHH Ngọn Hải Đăng luôn nỗ lực phấn đấu xây dựng một niềm tin bền vững trong khách hàng, trong các đối tác, trong cộng đồng và trong từng nhân viên nhằm mang lại cho họ những giá trị cao nhất bằng cách:
- Cung cấp cho khách hàng các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng phù hợp, giá cả cạnh tranh.
- Học hỏi, xây dựng và hoàn thiện tổ chức để trở thành đối tác tin cậy, chuyên nghiệp và hiệu quả nhất tại thị trường Việt Nam.
- Phát triển bền vững và kinh doanh hiệu quả để phục vụ lợi ích của khách hàng cũng như từng thành viên trong công ty.
- Xây dựng môi trường làm việc, hợp tác và phát triển sự nghiệp tốt nhất cho từng nhân viên. Tăng trưởng của công ty luôn gắn liền với việc nâng cao chất lượng sống và làm việc của mỗi thành viên trong công ty.
TRIẾT LÝ KINH DOANH
- Chất lượng sản phẩm và uy tín thương hiệu là tôn chỉ và là yếu tố hàng đầu tạo nên sự phát triển bền vững của công ty
- Phương châm hành động: Quyết liệt, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
- Chăm sóc khách hàng: Xây dựng niềm tin bền vững để trở thành đối tác tin cậy và chuyên nghiệp nhất.
- Yếu tố an toàn: Yếu tố rủi ro luôn luôn nằm trong tầm kiểm soát của Cty TNHH Ngọn Hải Đăng.
- Ý thức, tinh thần, trách nhiệm của nhân viên: Phát huy tinh thần thân ái, đoàn kết, hợp lực giữa nhân viên tạo thành một tập thể vững mạnh.
Thông tin về thương mại điện tử
Đăng ký tên miền và tài sản sở hữu trí tuệ
Các tên miền là những địa chỉ Internet và thường được sử dụng để xác định và tìm ra các địa chỉ trang web. Ví dụ, tên miền “wip.int” được sử dụng để định vị trang web WIPO tại http://www.wipo.int/. Theo thời gian những tên miền sẽ tạo lập những định dạng doanh nghiệp và theo cách ấy sẽ hình thành xung đột với các tên thương mại. Do đó, điều quan trọng là chọn một tên miền không phải là thương hiệu của một công ty khác hay một thương hiệu nổi tiếng.
Sự lựa chọn một tên miền hay địa chỉ Internet đã trở thành một trong những quyết định thương mại quan trọng của một công ty. Một tên miền được công ty bạn đăng ký sẽ giúp người sử dụng Internet định vị trang web của công ty tại mạng lưới trang web toàn cầu (www).
Các tên miền của công ty có thể được đăng ký với bất cứ tên miền cấp cao nhất (TLDs) nào. Bạn có thể chọn từ các tên miền cấp cao dùng chung (gTLDs) như .com, .net, .org và .info. hay bạn có thể chọn từ những tên miền có giới hạn hoặc chuyên dụng nếu bạn đủ tiêu chuẩn (ví dụ. .aero cho các doanh nghiệp vận tải hoặc lữ hành, hay .biz cho các doanh nghiệp thương mại).
Bạn cũng có thể đăng ký dưới một tên miền cao nhất mã quốc gia (ccTLD), ví dụ: .bn cho Bulgaria, .cn cho Trung Quốc, .ch cho Thụy Sỹ. Tập đoàn Internet về các tên và số được chỉ định (ICANN) là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý về mặt kỹ thuật của hệ thống tên miền. Tuy nhiên, đối với gTLDs, việc đăng ký được giải quyết thông qua một số cơ quan đăng ký Internet do ICANN công nhận. Những tên miền này có thể được tìm thấy ở địa chỉ của ICANN tại http://www.inann.org/. Bạn cũng có thể kiểm tra xem một tên miền đã được đăng ký hay chưa bằng các địa chỉ của cơ quan đăng ký hay bằng việc sử dụng một công cụ tìm kiếm “Who is” tại trang http://www.uwhois.com/.
Đối với các những tên miền ccTLDs, bạn cần liên hệ với cơ quan có thẩm quyền về đăng ký được chỉ định cho mỗi ccTLD. Về điều này hãy tham khảo một cơ sở dữ liệu ccTLD được thiết lập bởi WIPO kết nối với trang web của 243 ccTLDs, nơi bạn có thể tìm thông tin về hợp đồng đăng ký của họ, dịch vụ “Who is” và bàn luận các thủ tục giải quyết.
Tại sao tôi nên suy xét tới các vấn đề tài sản sở hữu trí tuệ liên quan tới việc đảm bảo thương mại điện tử?
Tài sản sở hữu trí tuệ là một yếu tố quan trọng trong thương mại điện tử. Hơn những hệ thống thương mại khác, thương mại điện tử liên quan tới việc bán sản phẩm và các dịch vụ dựa vào tài sản sở hữu trí tuệ và việc cấp bằng về quyền sở hữu trí tuệ. Âm nhạc, tranh, ảnh, phần mềm, các thiết kế, mô đun đào tạo, hệ thống…tất cả có thể được giao dịch bằng thương mại điện tử và tài sản sở hữu trí tuệ là một phần giá trị chính yếu trong giao dịch này. Tài sản sở hữu trí tuệ rất quan trọng bởi vì những thứ giá trị được giao dịch điện tử phải được bảo vệ, sử dụng hệ thống bảo mật kỹ thuật và luật về tài sản sở hữu trí tuệ, nếu không, chúng có thể bị ăn trộm hay đánh cắp và toàn bộ việc kinh doanh này sẽ bị phá hủy.
Tài sản sở hữu trí tuệ cũng liên quan tới việc thiết lập thương mại điện tử. Các hệ thống cho phép Internet phát huy chức năng như các phần mềm, mạng lưới, các thiết kế, chip, đường dẫn, mạch, giao diện người dùng… thường được bảo vệ bởi các quyền sở hữu trí tuệ. Các thương hiệu là một phần quan trọng trong thương mại điện tử bởi vì việc tạo nhãn hiệu, sự công nhận và tín nhiệm của khách hàng - các yếu tố cần thiết của một công việc kinh doanh dựa vào web, tất cả đều được bảo vệ bởi các thương hiệu và luật về cạnh tranh không công bằng.
Kinh doanh thương mại điện tử và liên quan tới Internet cũng có thể dựa vào việc cấp phép cho sản phẩm và bằng sáng chế. Đó là bởi vì nhiều công nghệ khác nhau được yêu cầu để tạo ra một sản phẩm mà các công ty thường chọn để thuê ngoài các công việc về phát triển một số bộ phận hay chia sẻ công nghệ thông qua việc cấp phép các hợp đồng. Nếu mỗi công ty phải phát triển và sản xuất tất cả các lĩnh vực công nghệ của sản phẩm một cách độc lập, sự phát triển của các sản phẩm kỹ thuật cao sẽ không dễ dàng. Kinh tế học thương mại điện tử phụ thuộc vào các công ty đang hợp tác với nhau để chia sẻ thông qua việc cấp bằng, các cơ hội và rủi ro kinh doanh. Nhiều trong số những công ty này là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs).
Và cuối cùng, nhiều giá trị của việc kinh doanh dựa trên thương mại điện tử thường được nắm giữ theo dạng tài sản sở hữu trí tuệ – vì thế việc định giá một doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử sẽ bị ảnh hưởng bởi việc nó có bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ hay không. Cho tới nay nhiều công ty thương mại giống như các công ty công nghệ khác có các danh mục bằng sáng chế, thương hiệu, tên miền, phần mềm hay các cơ sở dữ liệu gốc trở thành tài sản kinh doanh trị giá nhất của họ.