Với phương châm tối đa hóa lợi ích cho khách hàng, Cty TNHH Ngọn Hải Đăng luôn nỗ lực phấn đấu mang đến những sản phẩm, dịch vụ có giá trị hoàn hảo nhất cho khách hàng, khẳng định thương hiệu Ngọn Hải Đăng ở trong và ngoài nước.
Trải quả hơn 7 năm hoạt động trong các lĩnh vực thiết kế - in ấn, thiết kế web, marketing online, quảng bá web …. Cty TNHH Ngọn Hải Đăng đã không ngừng phát triển và khẳng định vị trí của mình tại thị trường trong và ngoài nước; Với quan điểm con người là yếu tố trọng tâm, cốt lõi để xây dựng một đội ngũ chuyên nghiệp với hiểu biết kỹ thuật, lòng nhiệt huyết và thông qua biểu tượng công ty - biểu tượng của ngọn đèn hải đăng là 'Người Dẫn Đường' chúng tôi muốn nói rằng chúng tôi sẽ làm được.
TẦM NHÌN
Nhà in Ngọn Hải Đăng chúng tôi muốn trở thành một doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực in ấn, có uy tín trên thị trường trong nước và cả thị trường quốc tế.
SỨ MỆNH
- Cty TNHH Ngọn Hải Đăng luôn nỗ lực phấn đấu xây dựng một niềm tin bền vững trong khách hàng, trong các đối tác, trong cộng đồng và trong từng nhân viên nhằm mang lại cho họ những giá trị cao nhất bằng cách:
- Cung cấp cho khách hàng các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng phù hợp, giá cả cạnh tranh.
- Học hỏi, xây dựng và hoàn thiện tổ chức để trở thành đối tác tin cậy, chuyên nghiệp và hiệu quả nhất tại thị trường Việt Nam.
- Phát triển bền vững và kinh doanh hiệu quả để phục vụ lợi ích của khách hàng cũng như từng thành viên trong công ty.
- Xây dựng môi trường làm việc, hợp tác và phát triển sự nghiệp tốt nhất cho từng nhân viên. Tăng trưởng của công ty luôn gắn liền với việc nâng cao chất lượng sống và làm việc của mỗi thành viên trong công ty.
TRIẾT LÝ KINH DOANH
- Chất lượng sản phẩm và uy tín thương hiệu là tôn chỉ và là yếu tố hàng đầu tạo nên sự phát triển bền vững của công ty
- Phương châm hành động: Quyết liệt, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
- Chăm sóc khách hàng: Xây dựng niềm tin bền vững để trở thành đối tác tin cậy và chuyên nghiệp nhất.
- Yếu tố an toàn: Yếu tố rủi ro luôn luôn nằm trong tầm kiểm soát của Cty TNHH Ngọn Hải Đăng.
- Ý thức, tinh thần, trách nhiệm của nhân viên: Phát huy tinh thần thân ái, đoàn kết, hợp lực giữa nhân viên tạo thành một tập thể vững mạnh.
Chuyện vui đặt nick name cho con
Chuyện vui đặt nick name cho con
Không chỉ tên họ trong giấy khai sinh, cái tên gọi thân mật ở nhà cho con nhiều khi cũng khiến các vị phụ huynh đau đầu, còn người ngoài thì phải tròn mắt vì ngạc nhiên.
Có một số cặp ngay lúc con còn trong bụng, thậm chí khi chưa làm đám cưới đã bỏ công nghĩ tên gọi ở nhà cho con. Với họ, cái tên đó không cần hay, đôi khi không quan trọng ý nghĩa nhưng nghe phải thật dễ thương, ngộ nghĩnh và thân mật.
Hồng (25 tuổi ở Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, hồi nhỏ cô rất ghét khi bị cả nhà gọi là Mắm bởi thân hình gầy nhẳng của mình. Cho đến lúc học cấp 3, mỗi khi bạn đến chơi, Hồng vẫn phải dặn người nhà không được gọi tên đó nếu không cô sẽ ngượng đỏ mặt.
Thế nhưng giờ, mỗi lần nghe ai gọi 'Mắm ơi!' mình lại thấy thân thương đến lạ. Kể cả ông xã cũng chỉ gọi tên đó thôi. Thế nên mình nhất quyết phải đặt tên ở nhà cho con" - Hồng tâm sự. Cô đang dự định năm tới nếu đẻ con trai sẽ gọi là Mũm, còn con gái sẽ gọi là Mĩm để "bù đắp" cho mẹ ngày xưa.
Nhiều người thường chọn tên các loai trái cây như na, mít, ổi, cà chua... hay các con vật như gấu, thỏ, đại bàng, rùa,... hay thậm chí cả các loại thực phẩm như khoai tây, nấm, cà chua, bí đỏ, cá, cua, tôm... để đặt cho con. Cũng không ít bố mẹ lấy luôn năm con sinh để gọi bé như ỉn, gà, mèo, cún...
Lại có những bậc phụ huynh rất cầu kỳ trong việc chọn một "nickname" cho thiên thần nhỏ. Một chị đặt tên hai con ở nhà có ý nghĩa đặc biệt. Đứa lớn gọi là Chu, đọc theo âm Việt từ chữ "zhù" trong tiếng Hán, từ "zhèn zhù", nghĩa là "trân châu", vì là đứa con đầu nên quý như trân châu vậy. Còn đứa nhỏ được gọi là SU, đọc theo âm Việt từ chữ "chou" trong từ "chouchou", nghĩa là "cục cưng", vì là đứa nhỏ nên là cục cưng của cả nhà.
Cũng nhiều khi cái tên ở nhà của con lại xuất phát từ "nickname" của bố, mẹ. Như chuyện của anh Thế (Ba Đình, Hà Nội). Ngày nhỏ, anh được cả nhà gọi là Cải và cái tên này đã theo anh suốt cho đến khi trưởng thành. Từ bạn bè thân đến đồng nghiệp và cả vợ đều gọi là "Cải" chứ chẳng ai gọi tên thật. Vì thế, ngay khi vợ có bầu, tên bé đã được nhắm sẵn là "Bắp".
Còn nhà anh Quang, Tây Hồ, Hà Nội đặt tên thân mật cho con trai là Tôm vì bố cháu vốn được cả nhà gọi là chuột Jerry. "Đặt tên thế cho hai bố con nó trị nhau" - vợ anh tủm tỉm lý giải.
Có một số trường hợp, tên ở nhà của con ra đời từ những tình huống rất bất ngờ hay do cảm hứng nhất thời của bố mẹ. Chẳng hạn có ông bố rất thích bóng đá nên lấy tên Gôn để đặt cho con trai.
Một cặp vợ chồng khác lúc đầu tưởng con là bé trai nên cứ gọi là Jun (viết tắt của Junior - từ chỉ con trai trong gia đình), sau này đi siêu âm bác sĩ lại khẳng định là con gái nên bố bé hơi shock (vì lỡ khoe khắp nơi là mình sắp làm bố thằng cu), bèn đặt luôn tên cho công chúa của mình là Sóc.
Còn vợ chồng anh Bình (Gia Lâm, Hà Nội) có cách rất đặc biệt khi đặt tên ở nhà cho con. Từ lúc mới biết vợ có bầu, anh Bình đã quyết nếu con trai sẽ gọi là Bo còn con gái gọi là Bơ vì anh có nhóm máu B, mẹ bé có nhóm máu O, mà con là sự kết hợp, hòa trộn của hai dòng máu của cả bố và mẹ.
Hai con của chị Hương (Kim Liên, Hà Nội) lại có tên ở nhà rất ngộ nghĩnh: Cô bé lớn là Hà Hà, cậu em nhỏ là Hì Hì. Gọi là Hà Hà vì mẹ nó là người vui tính, cười suốt ngày. Chị thấy cũng hay hay nên biến ý tưởng đó thành sự thật luôn. "Sắp tới biết đâu nhà mình còn có thêm bé Hề Hề, Hờ Hờ... Khẹc Khẹc nữa ấy chứ" - chị đùa vui.
Chuyện đặt tên ở nhà cho con nhiều khi cũng trở thành đề tài gây tranh cãi của mọi người trong nhà.
Như nhà chị Trà, Long Biên, Hà Nội. Lúc biết em bé của mình là con gái, chị thích gọi con là Mít, phần vì đó là món khoái khẩu của chị, phần vì ai cũng bảo bụng chị to tròn như trái mít. Thế nhưng chồng chị nhất định phản đối. Anh cho rằng cái tên ấy vừa gợi về một người không đẹp về hình thể lẫn trí tuệ (người ta hay gọi là dốt như "mít đặc"). Anh thích cái tên "Na" vì nghe vừa thùy mị, đằm thắm vừa dễ thương nhưng chị cứ một mực bảo chắc đó là tên của một cô người yêu cũ ở quê của anh.
Còn nhà chị Thủy (Hà Đông, Hà Nội), khi bàn chuyện đặt tên "phụ" cho bé thì mỗi người một ý. Chị Thủy thích gọi con là Nấm vì nghe rất dễ thương nhưng bà nội sợ đặt tên đó thì sau này bé sẽ lùn. Bà rất tâm đắc gọi cháu là Kẹo hay Bim Bim nhưng bố bé lại chỉ thích con gái là Bông cho nữ tính.
Những cái tên ở nhà thường không đặt nặng sự kỳ vọng của cha mẹ mà nó thường chứa đựng sự yêu thương trìu mến từ những người thân của bé. "Mình muốn đặt tên ở nhà cho con ngay từ khi đang mang thai và có thể dùng tên đó để nói chuyện với con. Tối nào bố bé cũng sờ tay lên bụng mình và gọi tên con để trò chuyện. Những lúc ấy, thấy con như gần gũi và có mặt ở ngay cạnh mình rồi, cảm giác hạnh phúc khó tả lắm".
Theo VnExpress