Với phương châm tối đa hóa lợi ích cho khách hàng, Cty TNHH Ngọn Hải Đăng luôn nỗ lực phấn đấu mang đến những sản phẩm, dịch vụ có giá trị hoàn hảo nhất cho khách hàng, khẳng định thương hiệu Ngọn Hải Đăng ở trong và ngoài nước.
Trải quả hơn 7 năm hoạt động trong các lĩnh vực thiết kế - in ấn, thiết kế web, marketing online, quảng bá web …. Cty TNHH Ngọn Hải Đăng đã không ngừng phát triển và khẳng định vị trí của mình tại thị trường trong và ngoài nước; Với quan điểm con người là yếu tố trọng tâm, cốt lõi để xây dựng một đội ngũ chuyên nghiệp với hiểu biết kỹ thuật, lòng nhiệt huyết và thông qua biểu tượng công ty - biểu tượng của ngọn đèn hải đăng là 'Người Dẫn Đường' chúng tôi muốn nói rằng chúng tôi sẽ làm được.
TẦM NHÌN
Nhà in Ngọn Hải Đăng chúng tôi muốn trở thành một doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực in ấn, có uy tín trên thị trường trong nước và cả thị trường quốc tế.
SỨ MỆNH
- Cty TNHH Ngọn Hải Đăng luôn nỗ lực phấn đấu xây dựng một niềm tin bền vững trong khách hàng, trong các đối tác, trong cộng đồng và trong từng nhân viên nhằm mang lại cho họ những giá trị cao nhất bằng cách:
- Cung cấp cho khách hàng các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng phù hợp, giá cả cạnh tranh.
- Học hỏi, xây dựng và hoàn thiện tổ chức để trở thành đối tác tin cậy, chuyên nghiệp và hiệu quả nhất tại thị trường Việt Nam.
- Phát triển bền vững và kinh doanh hiệu quả để phục vụ lợi ích của khách hàng cũng như từng thành viên trong công ty.
- Xây dựng môi trường làm việc, hợp tác và phát triển sự nghiệp tốt nhất cho từng nhân viên. Tăng trưởng của công ty luôn gắn liền với việc nâng cao chất lượng sống và làm việc của mỗi thành viên trong công ty.
TRIẾT LÝ KINH DOANH
- Chất lượng sản phẩm và uy tín thương hiệu là tôn chỉ và là yếu tố hàng đầu tạo nên sự phát triển bền vững của công ty
- Phương châm hành động: Quyết liệt, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
- Chăm sóc khách hàng: Xây dựng niềm tin bền vững để trở thành đối tác tin cậy và chuyên nghiệp nhất.
- Yếu tố an toàn: Yếu tố rủi ro luôn luôn nằm trong tầm kiểm soát của Cty TNHH Ngọn Hải Đăng.
- Ý thức, tinh thần, trách nhiệm của nhân viên: Phát huy tinh thần thân ái, đoàn kết, hợp lực giữa nhân viên tạo thành một tập thể vững mạnh.
Mạng xã hội: kênh truyền thông còn bỏ ngỏ
Đó là chủ đề mà các chuyên gia Nhật Bản và Việt Nam đưa ra thảo luận tại buổi Hội thảo marketing toàn cầu diễn ra tại TPHCM hôm 17-10 do Hội Tin học TPHCM và Công ty ISB Việt Nam phối hợp tổ chức.
Người Việt thích mạng xã hội
Theo ông Nguyễn Khánh Hòa, Giám đốc điều hành của Công ty giải pháp tiếp thị AZ, các mạng xã hội tại Việt Nam đang có mức tăng trưởng 60% mỗi năm và thu hút hàng triệu người tham gia, đặc biệt là giới trẻ. Trên thế giới hiện có 28 loại hình mạng xã hội khác nhau thì ở Việt Nam đã có sự hiện diện của 22 loại hình. Trong đó, nổi bật nhất là mạng xã hội Facebook với 8,5 triệu người sử dụng, xếp thứ 27 trên thế giới và tốc độ tăng trưởng lên đến 145,97% mỗi năm; kế đến là Zing Me có 7,4 triệu người, Google+ có 2 triệu người và Twitter có 500.000 người.
“Điều đó cho thấy, người sử dụng Internet Việt Nam rất thích tham gia mạng xã hội và tạo ra một cộng đồng khá lớn. Đây là điểm thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia vào mạng xã hội để tương tác với cộng đồng này”, ông Hòa nói.
Đồng quan điểm ấy, ông Kazuhiro Iwai, Chủ tịch Hội đồng thành viên của ISB Việt Nam, cũng cho rằng mạng xã hội ở Việt Nam phát triển rất nhanh, đặc biệt là các mạng xã hội của nước ngoài đang thu hút đông đảo người sử dụng.
Theo kết quả nghiên cứu của Công ty ISB, mạng xã hội là kênh tiếp thị rất tốt khi nó đưa thông điệp đến khách hàng mục tiêu một cách tự nhiên nhất, tác động được nhiều người ở nhiều thành phần khác nhau, hỗ trợ tích cực cho việc tăng lượng truy cập cho trang web doanh nghiệp, đem lại giá trị sử dụng lâu dài, bền vừng và gia tăng uy tín với khách hàng và đối tác, định hướng được dư luận theo chiến lược phát triển và chi phí thấp… Điều đáng tiếc là các doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng được các lợi thế của mạng xã hội trong hoạt động tiếp thị.
Doanh nghiệp chưa mặn mà
Ông Kazuhiro Iwai nói rằng hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam không hoặc rất ít quan tâm đến việc quảng bá hình ảnh của mình trên mạng xã hội, khi chỉ có 0,4% doanh nghiệp làm tiếp thị trên Facebook và 0,07% quảng bá trên YouTube. Trong khi đó, ở Mỹ có tới 70,3% doanh nghiệp làm tiếp thị trên trên Facebook, 50% trên YouTube…
Theo ông Iwai, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, mạng xã hội được xem là một kênh tiếp thị hữu hiệu với chi phí thấp. Nó cho phép các công ty tiếp cận được các khách hàng mục tiêu và đo lường được ngay hiệu quả của chiến dịch truyền thông. “Với việc bỏ ra một khoản phí nhỏ, thậm chí là không mất chi phí cho việc quảng bá thương hiệu trên các mạng xã hội, doanh nghiệp hoàn toàn có thể thu lại kết quả tích cực”, ông Iwai nói.
Do đó, ông Iwai cho rằng các công ty nên tận dụng các công cụ truyền thông của mạng xã hội nhằm khuếch trương thương hiệu, tăng sự hiển thị của trang web trên hệ thống mạng xã hội. Ngoài ra, có thể tạo một trang yêu thích (Fanpage) có chất lượng trên Facebook, Zing Me, Go.vn hoặc Twitter để gia tăng số lượng người quan tâm tới công ty hoặc sản phẩm của mình. Bên cạnh đó, cũng có thể thông qua hình thức blog, diễn đàn… để thu hút các thành viên bình luận, trao đổi về thương hiệu, sản phẩm dịch vụ của công ty.
Thực tế, thị trường quảng cáo trên mạng xã hội ở Việt Nam vẫn chưa có sự đột phá nào khi chỉ có khoảng 2% doanh nghiệp sử dụng mạng xã hội. Đây là con số còn quá khiêm tốn so với một thị trường chủ yếu là người tiêu dùng trẻ, đối tượng thường xuyên sử dụng mạng xã hội như Việt Nam.
Ngoài việc bỏ ra một chi phí không đáng kể cho quảng cáo trên mạng xã hội, các doanh nghiệp vẫn chưa khai thác kênh truyền thông này với một chiến lược dài hơi mà chỉ tập trung cho các chiến dịch tiếp thị mang tính thời điểm, ngắn hạn. Chỉ có một số ít các doanh nghiệp Việt Nam như Megastar, Coca- Cola Việt Nam, Converse… chú trọng đến vấn đề này.
Trong một lần trao đổi với TBVTSG, ông Nguyễn Tuấn Anh, Giám đốc bộ phận Digital Marketing Services Công ty DRED Vietnam, công ty về truyền thông số, nói rằng một số công ty bước đầu có quan tâm đến kênh truyền thông mạng xã hội nhưng có cách làm chưa thực sự bài bản, thậm chí phạm sai lầm.
”Cần phải hiểu rằng, mạng xã hội không phải là công cụ bán hàng mà là công cụ xây dựng thương hiệu. Lợi nhuận nó mang lại là lâu dài và bền vững. Truyền thông số không phải là một xu hướng nhất thời và nó sẽ thay đổi qua từng thời điểm, vì vậy muốn truyền thông có hiệu quả thì các doanh nghiệp phải theo kịp xu hướng mới nhằm hoạch định chiến lược truyền thông dài hơi”, ông Tuấn Anh nói.