Với phương châm tối đa hóa lợi ích cho khách hàng, Cty TNHH Ngọn Hải Đăng luôn nỗ lực phấn đấu mang đến những sản phẩm, dịch vụ có giá trị hoàn hảo nhất cho khách hàng, khẳng định thương hiệu Ngọn Hải Đăng ở trong và ngoài nước.
Trải quả hơn 7 năm hoạt động trong các lĩnh vực thiết kế - in ấn, thiết kế web, marketing online, quảng bá web …. Cty TNHH Ngọn Hải Đăng đã không ngừng phát triển và khẳng định vị trí của mình tại thị trường trong và ngoài nước; Với quan điểm con người là yếu tố trọng tâm, cốt lõi để xây dựng một đội ngũ chuyên nghiệp với hiểu biết kỹ thuật, lòng nhiệt huyết và thông qua biểu tượng công ty - biểu tượng của ngọn đèn hải đăng là 'Người Dẫn Đường' chúng tôi muốn nói rằng chúng tôi sẽ làm được.
TẦM NHÌN
Nhà in Ngọn Hải Đăng chúng tôi muốn trở thành một doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực in ấn, có uy tín trên thị trường trong nước và cả thị trường quốc tế.
SỨ MỆNH
- Cty TNHH Ngọn Hải Đăng luôn nỗ lực phấn đấu xây dựng một niềm tin bền vững trong khách hàng, trong các đối tác, trong cộng đồng và trong từng nhân viên nhằm mang lại cho họ những giá trị cao nhất bằng cách:
- Cung cấp cho khách hàng các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng phù hợp, giá cả cạnh tranh.
- Học hỏi, xây dựng và hoàn thiện tổ chức để trở thành đối tác tin cậy, chuyên nghiệp và hiệu quả nhất tại thị trường Việt Nam.
- Phát triển bền vững và kinh doanh hiệu quả để phục vụ lợi ích của khách hàng cũng như từng thành viên trong công ty.
- Xây dựng môi trường làm việc, hợp tác và phát triển sự nghiệp tốt nhất cho từng nhân viên. Tăng trưởng của công ty luôn gắn liền với việc nâng cao chất lượng sống và làm việc của mỗi thành viên trong công ty.
TRIẾT LÝ KINH DOANH
- Chất lượng sản phẩm và uy tín thương hiệu là tôn chỉ và là yếu tố hàng đầu tạo nên sự phát triển bền vững của công ty
- Phương châm hành động: Quyết liệt, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
- Chăm sóc khách hàng: Xây dựng niềm tin bền vững để trở thành đối tác tin cậy và chuyên nghiệp nhất.
- Yếu tố an toàn: Yếu tố rủi ro luôn luôn nằm trong tầm kiểm soát của Cty TNHH Ngọn Hải Đăng.
- Ý thức, tinh thần, trách nhiệm của nhân viên: Phát huy tinh thần thân ái, đoàn kết, hợp lực giữa nhân viên tạo thành một tập thể vững mạnh.
Cất cánh trong bão
Khủng hoảng kinh tế đã đẩy mạnh nhiều tập đoàn lớn như Sony, General Motor vào cảnh thua lỗ hoặc phá sản. Tuy nhiên, nó cũng mở ra cơ hội phát triển cho một số công ty khác.Vừa qua, Tạp chí Time đã chọn ra 4 doanh nghiệp tiêu biểu cho các chiến lược đang phát huy tác dụng giữa lúc khủng hoảng kinh tế. Các doanh nghiệp này đã biết nắm bắt những thay đổi trong xu hướng tiêu dùng và tranh thủ lúc các đối thủ đang lao đao để giành thị phần.
Hyundai: Cho vay niềm tin
Nhà sản xuất ôtô của Hàn Quốc Hyundai xưa nay luôn nhắm đến phân khúc khách hàng cấp thấp. Nhưng năm ngoái, mặc dù doanh số bán tại Mỹ giảm mạnh, Hãng vẫn không duy trí các chính sách giảm giá hay cho vay mua xe như thông lệ. John Krafcik, Giám đốc điều hành Chi nhánh Hyundai tại Mỹ, cho biết: “Lúc này, người tiêu dùng đang sợ mất việc làm, không thể trả nợ đã vay để mua xe”.
Cuối năm 2008, các nhà điều hành của Hyundai tại Mỹ đã tìm ra cách xóa tan nỗi lo sợ này của khách hàng bằng cam kết sẽ lấy lại xe nếu người mua bi sa thải trong vòng 1 năm, kể từ ngày mua xe. Và Krafcik đã cho đăng các mẫu quảng cáo giới thiệu chương trình hỗ trợ mua này trên tivi vào đầu tháng 1, thời điểm diễn ra các vòng đấu loại trực tiếp giải Bóng Bầu dục Quốc gia Mỹ. Gary Dilts, Phó chủ tịch Hãng nghiên cứu Ôtô J.D.Power (bang Michigan, Mỹ), nhận định với cách làm sáng tạo này, Hyundai đã thực sự thu hút người tiêu dùng.
Mặc dù doanh số bán tại Mỹ của Hyundai trong 4 tháng đầu năm 2009 đã giảm 3,6% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng nếu so với sức cầu trên thị trường giảm mạnh hơn 37%, tình hình kinh doanh của Hyundai sáng sủa hơn các hãng xe hơn khác rất nhiều. Quan trọng hợn là thị phần tại Mỹ của Hyundai trong quý I/2009 đã tăng lên 4,3% từ mức 2,8% cách đó 1 năm. Krafcik cho biết, kể từ khi tung ra chương trình này, trong số hơn 60.000 chiếc bán ra, có chưa tới 10 chiếc xe bi khách hàng trả lại do mất việc làm.
Acer: Nương theo chiều gió
Dù trong thời kỳ khấm khá nhất, kinh doanh máy tính cũng không phải là chuyện dễ do ngành này có tính cạnh tranh cao. Trong bối cảnh hiện nay, doanh số bán máy tính toàn cầu giảm gần 7% trong quý I/2009, việc kinh doanh càng khó khăn hơn. Nhung hãng Acer của Đài Loan vẫn ăn nên làm ra. Theo công ty nghiên cứu thị trường IDC (Mỹ), lượng máy tính cá nhân Acer bán ra trong quý I/2009 đã tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái, nâng thị phần toàn cầu của hãng từ mức 10,1% trong quý I/2008 lên mức 11,9%.
Trong lĩnh vực notebook (máy tính xách tay nhỏ, gọn) vốn là thế mạnh của mình, Acer chiếm 17% thị phần toàn cầu trong quý I/2009 và trở thành nhà sản xuất notebook lớn thứ 2 thế giới sau Hewlett-Packard. Trong quý I/2009, Hãng đạt lợi nhuận ròng 59,7 triệu USD.
Ông J.T.Wang, Giám đốc điều hành Acer, cho biết, Hãng có được kết quả trên là nhờ nhanh chóng thích ứng với tình hình mới. Trong khi các đối thủ giữ nguyên giá bán để đảm bảo biên lợi nhuận thì Acer lại đẩy mạnh việc bán ra các loại netbook (máy tính xách tay siêu nhỏ, được sử dụng với mục đích chính là truy cập internet, xử lý văn bản), máy tính bỏ túi với giá chỉ vài trăm USD. Wang nói: “Người ta không thể không dùng máy tính, nhưng trong thời buổi kinh tế khó khăn,họ sẽ nghiêng về các loại có giá mềm hơn”. Ông cho biết, các máy tính có giá dưới 500 USD đang chiếm phần lớn lượng máy bán ra của Hãng. Theo IDC, giá bán trung bình của Acer trong quý I/2009 đã giảm xuống còn 611 USD/chiếc từ mức 855 USD/chiếc cách đó 1 năm.
Không chỉ nhấn mạnh đến yếu tố giá rẻ, Acer còn tập trung phát triển công nghệ. Trong tháng 5, Acer đã tung ra một dòng notebokk mới siêu mỏng, có thời lượng pin hơn 8 tiếng mà giá chỉ 699 USD. Wang tin rằng, các ưu thế này, các đối thủ của ông sẽ mất ít nhất từ 6-9 tháng mới đuổi kịp.
Primark: Rẻ nhưng mốt
Khủng hoảng kinh tế không hề ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của Primark, nhà bán lẻ hàng may mặc lớn thứ hai nước Anh. Vào những ngày cuối tuần, cửa hàng của Primark trên đường Oxford ở London đông nghẹt người chen chúc nhau mua những chiếc áo sơ mi giá chỉ 3,2 USD hay những chiếc váy giá 21 USD. Trong 6 tháng bán hàng (kết thúc vào tháng 2.2009), doanh thu của Primark tăng 18% đạt 1,8 tỉ USD và lợi nhuận hoạt động tăng 10% đạt 200 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái.
Các cửa hàng giá rẻ dường như có sức chống đỡ tốt trong thời kỳ khủng hoảng. Riêng Primark, điều khiến họ trụ vững (thậm chí còn tăng trưởng) là nhờ khả năng nhạy bén trong việc nắm bắt các xu hướng thời trang và không ngừng tung ra các sản phẩm mới. các mốt thời trang mới nhất chỉ mất khoảng 6 tuần là có mặt tại các cửa hàng của Primark.
Mặt khác, trong những năm gần đây, Primark đã đầu tư vào việc nâng cấp các cửa hiệu cho thật bắt mắt và hợp thời trang. “ Nếu bạn mua một chiếc váy với giá 25 USD tại một cửa hàng có vẻ ngoài sang trọng như bất cứ cửa hàng cao cấp khác, giá trị món hàng sẽ tăng lên rất nhiều”, Maureen Hinton, chuyên gia phân tích tại công ty tư vấn bán lẻ Verdict Research của Anh, nhận định.
Fielmann: Tận dụng vị thế và sức ảnh hưởng
Tại Đức có hàng trăm cơ sở kinh doanh mắt kính từ sang trọng đến giá rẻ, nhưng nhiều người vẫn thích ghé qua Fielmann, chuỗi cửa hàng mắt kính lớn nhất nước Đức với 536 cửa hàng (ngoài ra còn các cửa hàng tại Áo, Thụy Sĩ, Hà Lan và Ba Lan). Một phần là vì Fielmann cam kết bán với giá thấp nhất có thể. Thông điệp này được thể hiện qua một mẫu quảng cáo trên tivi, trong đó có cảnh người phụ nữa tóc vàng bước vào văn phòng của một thám tử tư có tiếng và yêu cầu: “ Hãy tìm cho tôi một cửa hàng mắt kính rẻ hơn Fielmann”. Vị thám tử trả lời : “Không tìm được đâu!”
Đối với Fielmann, suy thoái kinh tế là cơ hội để bành trướng hoạt động và chiếm lĩnh thị trường trong nước khi các đối thủ đang gặp khó khăn về tài chính. Năm nay, Fielmann dự định mở thêm 150 cửa hàng, trong đó 30 cửa hàng sẽ được khai trương tại Đức. Gearg Alexander Zeiss, giám đốc Tài chính của Fielman, cho biết, ông đang tính đến việc mua lại các đối thủ nhỏ hơn.
Theo Hiệp hội Các nhà sản xuất và kinh doanh mắt kính Đức, trong khi thị trường mắt kính nước này tăng 3,2% trong năm 2008 thì doanh số bán của Fielmann đã tăng 7%. Còn lợi nhuận ròng của Fielmann chiếm tới 50% trong số 10,6 triệu cặp mắt kính bán ra tại Đức vào năm ngoái.
Đại diện của Công ty cho biết, thành công này là nhờ tận dụng lợi thế và sức ảnh hưởng để đàm phán với các nhà cung cấp theo hướng có lợi cho mình. Chẳng hạn, Fielmann tìm nguồn cung cấp gọng kính giá rẻ từ các nhà thiết kế và nhà sản xuất châu Á nhằm giữ chi phí ở mức thấp.