Với phương châm tối đa hóa lợi ích cho khách hàng, Cty TNHH Ngọn Hải Đăng luôn nỗ lực phấn đấu mang đến những sản phẩm, dịch vụ có giá trị hoàn hảo nhất cho khách hàng, khẳng định thương hiệu Ngọn Hải Đăng ở trong và ngoài nước.
Trải quả hơn 7 năm hoạt động trong các lĩnh vực thiết kế - in ấn, thiết kế web, marketing online, quảng bá web …. Cty TNHH Ngọn Hải Đăng đã không ngừng phát triển và khẳng định vị trí của mình tại thị trường trong và ngoài nước; Với quan điểm con người là yếu tố trọng tâm, cốt lõi để xây dựng một đội ngũ chuyên nghiệp với hiểu biết kỹ thuật, lòng nhiệt huyết và thông qua biểu tượng công ty - biểu tượng của ngọn đèn hải đăng là 'Người Dẫn Đường' chúng tôi muốn nói rằng chúng tôi sẽ làm được.
TẦM NHÌN
Nhà in Ngọn Hải Đăng chúng tôi muốn trở thành một doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực in ấn, có uy tín trên thị trường trong nước và cả thị trường quốc tế.
SỨ MỆNH
- Cty TNHH Ngọn Hải Đăng luôn nỗ lực phấn đấu xây dựng một niềm tin bền vững trong khách hàng, trong các đối tác, trong cộng đồng và trong từng nhân viên nhằm mang lại cho họ những giá trị cao nhất bằng cách:
- Cung cấp cho khách hàng các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng phù hợp, giá cả cạnh tranh.
- Học hỏi, xây dựng và hoàn thiện tổ chức để trở thành đối tác tin cậy, chuyên nghiệp và hiệu quả nhất tại thị trường Việt Nam.
- Phát triển bền vững và kinh doanh hiệu quả để phục vụ lợi ích của khách hàng cũng như từng thành viên trong công ty.
- Xây dựng môi trường làm việc, hợp tác và phát triển sự nghiệp tốt nhất cho từng nhân viên. Tăng trưởng của công ty luôn gắn liền với việc nâng cao chất lượng sống và làm việc của mỗi thành viên trong công ty.
TRIẾT LÝ KINH DOANH
- Chất lượng sản phẩm và uy tín thương hiệu là tôn chỉ và là yếu tố hàng đầu tạo nên sự phát triển bền vững của công ty
- Phương châm hành động: Quyết liệt, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
- Chăm sóc khách hàng: Xây dựng niềm tin bền vững để trở thành đối tác tin cậy và chuyên nghiệp nhất.
- Yếu tố an toàn: Yếu tố rủi ro luôn luôn nằm trong tầm kiểm soát của Cty TNHH Ngọn Hải Đăng.
- Ý thức, tinh thần, trách nhiệm của nhân viên: Phát huy tinh thần thân ái, đoàn kết, hợp lực giữa nhân viên tạo thành một tập thể vững mạnh.
Giá giấy tăng đột biến, vì sao ?
° PV: Việc tăng giá giấy là do thuế nhập khẩu cao hay tỷ giá USD trên thế giới tăng?° Bà TRỊNH MỸ NGỌC: Yếu tố tăng giá hoàn toàn không do nguyên nhân trên. Hiện giá USD trên thị trường đang có xu hướng giảm và nhà nước cũng áp dụng thuế suất nhập khẩu đối với lĩnh vực giấy là 0%.
Việc tăng giá giấy là do nhà sản xuất trên thế giới tăng giá. Họ tăng giá vì nguồn cung cấp bột giấy đang bị khan hiếm nghiêm trọng. Hiện Argentina là nước cung cấp nguyên liệu bột giấy lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, do xảy ra tình trạng cháy rừng tháng vừa qua nên đã giảm sản lượng, thậm chí là tạm thời ngưng cung cấp nguyên liệu bột giấy. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng giấy trên thế giới lại liên tục tăng. Chính vì thế nhà cung cấp bột giấy đã đẩy giá cung cấp bột giấy tăng mạnh, buộc các nhà sản xuất và phân phối giấy cũng phải tăng giá.
° PV: Liệu có tình trạng đầu cơ bột giấy giống như đầu cơ thép trên thị trường?
° Bà TRỊNH MỸ NGỌC: Ngành bột giấy khác so với ngành sản xuất thép, không hề có chuyện đầu cơ để đẩy giá thành bột giấy lên cao. Chỉ có điều, cuối năm 2008 do tình hình suy thoái kinh tế, nhiều doanh nghiệp trên thế giới bị phá sản đã ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nguyên liệu bột giấy và giấy thành phẩm. Nhiều đơn vị sản xuất buộc phải hoãn, thậm chí tạm ngưng sản xuất do nhu cầu tiêu thụ giấy trên thế giới giảm mạnh.
Đến đầu năm 2010, kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi, nhiều doanh nghiệp sản xuất giấy bắt đầu hồi phục sản xuất. Tuy nhiên tình trạng cháy rừng tại Argentina đã đẩy tất cả các doanh nghiệp sản xuất giấy trên thế giới rơi vào tình trạng khan hiếm nguyên liệu sản xuất, giảm sản lượng giấy thành phẩm và giá giấy vì thế mà tăng vọt.
° PV: Vậy theo bà, tình trạng giá giấy tăng vọt như trên sẽ duy trì trong thời gian bao lâu?
° Bà TRỊNH MỸ NGỌC: Theo dự kiến, tình trạng giá giấy tăng vọt sẽ có thể kéo dài trong 4 tháng và trở lại bình thường ngay khi Argentina khắc phục được hậu quả của việc cháy rừng
Ông Phan Minh Nghĩa, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Giấy Tân Mai, một trong những doanh nghiệp hàng đầu cung cấp giấy trong nước, cho biết, mọi nguồn nguyên liệu giấy đầu vào đều tăng. Chẳng hạn, từ 1-5-2010 bắt đầu tăng lương cơ bản, các yếu tố khác như giá điện, bột giấy, giấy vụn, tỷ giá ngoại tệ, lãi suất ngân hàng… đều tăng. Dù vậy, Tân Mai cũng chỉ tăng từ 12,5 triệu đồng/tấn lên 13 triệu đồng/tấn.
NGÀNH GIấY TĂNG GIÁ: LAO ĐAO NGÀNH IN ấN
Giá giấy các loại tiếp tục tăng mạnh đã kéo theo các ngành sản xuất có nhu cầu sử dụng giấy đang phải đối mặt với nguy cơ buộc phải tăng giá thành sản phẩm. Chỉ trong hai tháng, giá giấy các loại đã tăng trên 2,5 triệu đồng/tấn.
Nguyên nhân ngoài yếu tố giá nguyên liệu tăng mạnh, giới quan sát không loại trừ khả năng các “đại gia” nhập khẩu đang “múa giá” khi VN vẫn lệ thuộc khá lớn vào nguồn giấy nhập khẩu từ các nước.
Hai tháng giá tăng gần 15%
Gần hai tuần qua ông Nguyễn Minh Trung, giám đốc marketing Công ty cổ phần giấy tập Vĩnh Tiến, phải liên tục giải thích cho đại lý khi các lô hàng giao đầu tháng 5-2010 đều có mức giá tăng ít nhất 300-500 đồng/cuốn tập.
Ông Trung cho biết việc tăng giá trên là bất khả kháng do giá giấy in, giấy viết tăng từ 16,8 triệu đồng/tấn lên 19 triệu đồng/tấn (chưa tính 10% VAT), gần 15%. Ông Trung nói: “Chúng tôi đã cân nhắc mới dám điều chỉnh giá bán vì hầu như tất cả nguyên liệu đầu vào đều tăng giá rất mạnh”. Việc tăng giá bán tại thời điểm này được ông Trung thừa nhận “hết sức khó khăn cho doanh nghiệp”, bởi mùa vụ sản xuất tập đang bước vào giai đoạn cao điểm nhất trong năm.
Ông H.L., phụ trách kinh doanh một doanh nghiệp sản xuất tập ở quận 6, cho biết do quy mô sản xuất nhỏ nên việc “ăn đong” nguyên liệu càng làm
doanh nghiệp “mệt mỏi chạy theo giá” và hoàn toàn bị động trong việc tính toán giá bán cuối cùng.
Ông H.L. cũng cho biết thêm “ăn theo” giấy in, giấy viết còn có mặt hàng giấy bristol, couché (loại giấy làm bìa tập, sách, ấn phẩm quảng cáo) cũng tăng thêm 1 triệu đồng/tấn so với tháng trước, hiện ở mức 23,5 triệu đồng/tấn. Giấy đã qua sử dụng cũng từ mức 2,8-3 triệu đồng/tấn tăng vọt lên 3,7-4 triệu đồng/tấn.
Giới sản xuất giấy công nghiệp cũng đau đầu khi tốc độ tăng giá của nguyên liệu bột giấy và giấy các loại cũng lao như tên bắn trong vòng hai tháng qua. Ông Hàn Vinh Quang, tổng giám đốc Công ty TNHH giấy An Bình (Bình Dương), cho biết giá bán sản phẩm giấy bao bì carton có lớp sóng của An Bình từ mức 5,4 triệu đồng/tấn hiện đã vọt lên 7,4 triệu đồng/tấn, loại giấy duplex phủ mặt ngoài từ 10,8 triệu đồng/tấn hiện có mặt bằng giá mới khoảng 12,4 triệu đồng/tấn. “Chúng tôi buộc phải tăng giá bán vì giá bột giấy nhập khẩu đang ở mức cao từ 850-900 USD/tấn, tăng ít nhất 200 USD/tấn so với thời điểm đầu năm” - ông Quang nói.
Tuy nhiên, nếu so với giá giấy công nghiệp nhập khẩu thì giá giấy sản xuất trong nước hiện đang rẻ hơn 600.000-800.000 đồng/tấn. Nhưng với tình hình giá đầu vào nguyên liệu quá cao nên phần lớn doanh nghiệp có quy mô nhỏ đều cắt giảm sản lượng sản xuất, chọn giải pháp sản xuất cầm chừng để nghe ngóng tình hình, trước khi có quyết định nhập nguyên liệu mới để sản xuất khiến nguồn cung giấy ra thị trường cũng trở nên eo hẹp.
Phụ thuộc nguồn nhập khẩu
Theo ông Quang, giá nguyên liệu bột giấy tăng mạnh chỉ là một phần trong việc tăng giá bán của nhiều sản phẩm giấy thời gian qua. Áp lực tăng giá bán ở các doanh nghiệp sản xuất giấy gần như là đương nhiên khi hầu hết khoản hỗ trợ trong năm 2009 của Chính phủ gần như đã bị cắt bỏ trong năm 2010 này.
Chưa kể các mức thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, giá điện, nước... nên buộc doanh nghiệp phải tăng giá. Mặt khác, chính việc không chủ động được nguồn nguyên liệu để sản xuất nên khi giá nguyên liệu thế giới leo thang thì ảnh hưởng dây chuyền ngay lập tức tác động lên doanh nghiệp cũng là điều dễ hiểu.
Theo ước tính của chi hội 2 (Hiệp hội Giấy VN) tại TP.HCM, nếu tính trong năm 2009 tổng lượng giấy tiêu thụ của VN ước khoảng 2,3 triệu tấn thì lượng giấy nhập khẩu chiếm khoảng 1,3 triệu tấn. Và trong số 1 triệu tấn giấy sản xuất trong nước, các doanh nghiệp đã buộc phải nhập khẩu gần 50% lượng nguyên liệu để sản xuất. “Tính cả lượng giấy thành phẩm và lượng nguyên liệu để sản xuất, rõ ràng doanh nghiệp trong nước khó lòng chủ động được nguồn cung giấy cho thị trường”, một cán bộ của chi hội 2 xác nhận.
Từ đây việc thao túng giá giấy là điều rất dễ xảy ra khi thị trường bước vào mùa cao điểm từ các “đại gia” nhập khẩu giấy về phân phối lại cho các đại lý thương mại trong nước. Hiện tại, dù giá giấy in, giấy viết nhập khẩu được chào trên 22 triệu đồng/tấn, đắt hơn giấy sản xuất trong nước khoảng 1 triệu đồng/tấn, nhưng các nhà sản xuất giấy tập buộc phải mua vì nguồn cung trong nước không thể đáp ứng đủ nhu cầu.