Với phương châm tối đa hóa lợi ích cho khách hàng, Cty TNHH Ngọn Hải Đăng luôn nỗ lực phấn đấu mang đến những sản phẩm, dịch vụ có giá trị hoàn hảo nhất cho khách hàng, khẳng định thương hiệu Ngọn Hải Đăng ở trong và ngoài nước.
Trải quả hơn 7 năm hoạt động trong các lĩnh vực thiết kế - in ấn, thiết kế web, marketing online, quảng bá web …. Cty TNHH Ngọn Hải Đăng đã không ngừng phát triển và khẳng định vị trí của mình tại thị trường trong và ngoài nước; Với quan điểm con người là yếu tố trọng tâm, cốt lõi để xây dựng một đội ngũ chuyên nghiệp với hiểu biết kỹ thuật, lòng nhiệt huyết và thông qua biểu tượng công ty - biểu tượng của ngọn đèn hải đăng là 'Người Dẫn Đường' chúng tôi muốn nói rằng chúng tôi sẽ làm được.
TẦM NHÌN
Nhà in Ngọn Hải Đăng chúng tôi muốn trở thành một doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực in ấn, có uy tín trên thị trường trong nước và cả thị trường quốc tế.
SỨ MỆNH
- Cty TNHH Ngọn Hải Đăng luôn nỗ lực phấn đấu xây dựng một niềm tin bền vững trong khách hàng, trong các đối tác, trong cộng đồng và trong từng nhân viên nhằm mang lại cho họ những giá trị cao nhất bằng cách:
- Cung cấp cho khách hàng các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng phù hợp, giá cả cạnh tranh.
- Học hỏi, xây dựng và hoàn thiện tổ chức để trở thành đối tác tin cậy, chuyên nghiệp và hiệu quả nhất tại thị trường Việt Nam.
- Phát triển bền vững và kinh doanh hiệu quả để phục vụ lợi ích của khách hàng cũng như từng thành viên trong công ty.
- Xây dựng môi trường làm việc, hợp tác và phát triển sự nghiệp tốt nhất cho từng nhân viên. Tăng trưởng của công ty luôn gắn liền với việc nâng cao chất lượng sống và làm việc của mỗi thành viên trong công ty.
TRIẾT LÝ KINH DOANH
- Chất lượng sản phẩm và uy tín thương hiệu là tôn chỉ và là yếu tố hàng đầu tạo nên sự phát triển bền vững của công ty
- Phương châm hành động: Quyết liệt, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
- Chăm sóc khách hàng: Xây dựng niềm tin bền vững để trở thành đối tác tin cậy và chuyên nghiệp nhất.
- Yếu tố an toàn: Yếu tố rủi ro luôn luôn nằm trong tầm kiểm soát của Cty TNHH Ngọn Hải Đăng.
- Ý thức, tinh thần, trách nhiệm của nhân viên: Phát huy tinh thần thân ái, đoàn kết, hợp lực giữa nhân viên tạo thành một tập thể vững mạnh.
IN LỤA VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
Trước đây nhiều thế kỷ, thời quan liêu ở Trung Quốc nơi làm việc của các triều đại Quân Vương một khi muốn phổ biến "Lệnh Truyền" những "Tấu Chương" hay những tờ "Hịch" của Vua chúa, là cả vấn đề khó khăn và vô cùng vất vã. Việc làm này họ huy động một số thợ vẽ có tay nghề cao, tập trung vẽ viết hoàn toàn bằng tay. Muốn có hàng trăm hàng ngàn tờ "Bích chương"giống nhau 100% đâu phải dễ dàng làm được.
Vào thời nhà THANH người Trung Hoa phát minh ra cách "In Bằng Màn Lưới" tức in Lụa ngày nay. Họ lấy một thỏi đồng nướng nóng, dập cán cho thật phẳng và mỏng.Họ khéo léo đục khoét "Trổ" những chi tiết, chũ hình theo mẫu để cho mực xuyên qua bên dưới, gọi là cái "Rập" lấy mực dấm phết lên chổ "Trổ" mực xuyên qua phía dưới dính vào tấm giấy phía dưới. Xong tấm này làm tiếp tấm khác và cứ thế từng tấm từng tấm giấy được in ra nhân lên kết quả năng suất rất cao và thật đều giống nhau. Với kết quả này vào thời kỳ đó là một phát minh và là một kỳ công đáng kể.
Họ chưa chịu ngừng lại ở sự thành công "Trổ Rập" này mà họ luôn luôn mày mò sáng tạo, họ đóng một khung bằng gỗ, trên đó họ căn lên tấm lướidệt bằng sợi tóc, rồi cắt các chi tiết chữ, hình bằng giấy dán lên là hoàn thành công đoạn chế bản "In Bản màn Lưới" Tuy lượm thuộm nhưng việc này cũng giống như phương pháp in lụa ngày nay. Thể thức và phương pháp in lúc bấy giờ còn rất là thô sơ.
Đến năm 1885 ngành "In Lụa" bắt đầu lang truyền sang Châu âu, Anh, Pháp, Đức, Thụy Sỉ.......Họ cải tiến từ cách đóng khung gỗ cho chắc và không cong vênh, cách căn lụa cho thật thẳng, cách gắn bản lề khung lụa lên bàn in, nhất là phương pháp "Chế bản in" cho bền chắc và sắc nét.........
Đến đầu thế kỷ 20 các nước phát triển khắp thế giới đều biết đến "In Lụa". Sự phát triển sau đó một thời gian bị khựng lại, dậm chân tại chổ vì bị ảnh hưởng của chiến tranh thế giới lần thứ nhứt In Lụa thời bấy giờ tuy có mặt ở nhiều nước trên thế giới, nhưng về mặt kỹ thuật chưa thật hoàn hảo. Mãi đến sau năm 1945 (Sau thế chiến thứ hai) ngành In Lụa mới thật sự đi vào công nghệ hóa. Châu Âu, Châu Mỹ bắt đầu vươn lên trong lĩnh vực này, các kỹ sư, kỹ nghệ gia bắt đầu nghiên cứu. Thụy sỹ nghiên cứu và chế tạo ra Lụa (Hiệu Mony,Nybolt)Anh và Đức chế tạo ra các loại mực in chuyên dùng cho ngành in lụa. Mỹ có tiếng về phát minh các loại Film làm chế bản in, Pháp thì rất thành công về màu vẽ và nhũ tương làm chế bản lụa thủ công, in bông trên vải sợi, tơ lụa như sau:
Trước tiên phát họa thiết kế (Bản mẫu chính) vẽ bông gì đó, 5,6 hay7 màu tùy theo yêu cầu, kích cở chiều dài (Thường dựa vào khổ vải) 0.8m hoặc 1,2m. Chiều ngang từ 0,35m đến 0,45m. Bản mẫu phải phẳng trên mặt bàn dán dính định vị đừng cho xe dịch. Tiếp theo nấu keo Gum Arabic với nước cho hòa tan, cho bột màu Pigment vô trộn đều (Màu gì tùy ý, mục đích để khi tô vẽ dễ phân biệt chổ có và chổ không có tô vẽ)
Màu + Gum Arabic (Anh) hoặc Arabique (Pháp) đã pha trộn, lấy cây cọ tô vẽ một lớp lên màn lưới khung lụa (đang chồng lên maquette), nhìn thấy maquette phía dưới màn lưới- Chỉ chọn tô vẽ một màu nào đó gọi là "Tách màu" Nghĩa là mỗi một khung lụa chỉ tô vẽ tách lấy một màu duy nhất. Thí dụ: Khung lụa thứ nhất chỉ tô vẽ phấn "Màu Xanh" Khung lụa thứ hai tô vẽ tách phần "Màu đỏ"...v...v....
Tô vẽ tách màu xong chờ cho thật khô, lấy dầu bóng của sơn dầu Bạch Tuyết tráng đều lên toàn bộ lọt lòng khung đã tô vẽ, chờ dầu bóng khô, mang khung lụa này "Ngâm nước" khoản độ 10 phút, lấy bông gòn chà nhẹ, bột màu tô vẽ bị thấm nước nhanh chóng tan rã hết, còn lại phần dầu bóng- Bấy giờ khung lụa có hai phần. Phần bít để cản không cho mực xuyên qua bên dưới-Phần còn lại có khoảng trống thông suốt để cho mực xuyên qua xuống phía bên dưới-Dính lên sản phẩm. Đến đây coi như đã hoàn thành việc "Chế Bản Lụa" sẳn sàn chuyển qua khâu in.
Đầu thập niên 1950 phương pháp làm chế bản lụa để in bông trên vải sợi, tơ lụa nêu trên (sáng chế của Pháp) được ông PHẠM ĐẠT TIẾN (1913-1962) Ông tốt nghiệp Kỹ Sư bên Pháp, nhưng không thích ê-tô mỏ lếch mà yêu nghề in lụa từ Pháp về Việt Nam - Mở xưởng in bông ở Sài gòn.Chuyên gia công in bông cho nhiều hảng dệt vải khắp Sài gòn-Chợ lớn. Ngoài việc in bông trên vải gia công, ông Tiết còn in nhiều mặt hàng khác như: Tặng phẩm, quà lưu niệm,Thiệp giáng sinh,Thiệp chúc tết, Thiệp cưới, Lịch treo tường,, giỏ xách, túi du lịch, kiếng thủy tinh, Chai, Ly, Lọ, Bao bì giấy và nhiều mặt hàng khác, ...
Ngành in lụa du nhập vào Việt nam từ đầu năm 1950 như đã nói trên, do ông Phạm Đạt Tiết khai sáng- Rất tiết, công việc in lụa của ông đang phát triển rầm rộ và đang phổ biến rất hấp dẫn về phương pháp và kỹ thuật in lụa mới ra đời tại Việt nam, thì ông ngã "bệnh" và mất ở độ tuổi còn rất trẻ (49T) cái độ tuổi dễ ăn nên làm ra. Ông để lại một gia sản vô cùng quý báu, đó là một kho tàn in lụa được một số "đệ tử" nối nghiệp và truền bá tiếp cho đến ngày hôm nay.
Chúng tôi tôn kính ông, chẳn những bật "Thấy" mà còn tôn vinh ông là "Sư Tổ" NGÀNH IN LỤA VIỆT NAM hàng năm vào ngày 04/10 DL. Chúng tôi chững chuyên viên, những người thợ in lụa và những người yêu nghề in lụa - Đều cùng nhau mỗi người thấp một nén hương để tỏ lòng tưởng nhớ đến công lao của ông.