Với phương châm tối đa hóa lợi ích cho khách hàng, Cty TNHH Ngọn Hải Đăng luôn nỗ lực phấn đấu mang đến những sản phẩm, dịch vụ có giá trị hoàn hảo nhất cho khách hàng, khẳng định thương hiệu Ngọn Hải Đăng ở trong và ngoài nước.
Trải quả hơn 7 năm hoạt động trong các lĩnh vực thiết kế - in ấn, thiết kế web, marketing online, quảng bá web …. Cty TNHH Ngọn Hải Đăng đã không ngừng phát triển và khẳng định vị trí của mình tại thị trường trong và ngoài nước; Với quan điểm con người là yếu tố trọng tâm, cốt lõi để xây dựng một đội ngũ chuyên nghiệp với hiểu biết kỹ thuật, lòng nhiệt huyết và thông qua biểu tượng công ty - biểu tượng của ngọn đèn hải đăng là 'Người Dẫn Đường' chúng tôi muốn nói rằng chúng tôi sẽ làm được.
TẦM NHÌN
Nhà in Ngọn Hải Đăng chúng tôi muốn trở thành một doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực in ấn, có uy tín trên thị trường trong nước và cả thị trường quốc tế.
SỨ MỆNH
- Cty TNHH Ngọn Hải Đăng luôn nỗ lực phấn đấu xây dựng một niềm tin bền vững trong khách hàng, trong các đối tác, trong cộng đồng và trong từng nhân viên nhằm mang lại cho họ những giá trị cao nhất bằng cách:
- Cung cấp cho khách hàng các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng phù hợp, giá cả cạnh tranh.
- Học hỏi, xây dựng và hoàn thiện tổ chức để trở thành đối tác tin cậy, chuyên nghiệp và hiệu quả nhất tại thị trường Việt Nam.
- Phát triển bền vững và kinh doanh hiệu quả để phục vụ lợi ích của khách hàng cũng như từng thành viên trong công ty.
- Xây dựng môi trường làm việc, hợp tác và phát triển sự nghiệp tốt nhất cho từng nhân viên. Tăng trưởng của công ty luôn gắn liền với việc nâng cao chất lượng sống và làm việc của mỗi thành viên trong công ty.
TRIẾT LÝ KINH DOANH
- Chất lượng sản phẩm và uy tín thương hiệu là tôn chỉ và là yếu tố hàng đầu tạo nên sự phát triển bền vững của công ty
- Phương châm hành động: Quyết liệt, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
- Chăm sóc khách hàng: Xây dựng niềm tin bền vững để trở thành đối tác tin cậy và chuyên nghiệp nhất.
- Yếu tố an toàn: Yếu tố rủi ro luôn luôn nằm trong tầm kiểm soát của Cty TNHH Ngọn Hải Đăng.
- Ý thức, tinh thần, trách nhiệm của nhân viên: Phát huy tinh thần thân ái, đoàn kết, hợp lực giữa nhân viên tạo thành một tập thể vững mạnh.
Khan giấy, nhiều nhà in chạy cầm hơi
Khan giấy, nhiều nhà in chạy cầm hơi
Nhà cung cấp ngưng xuất khẩu giấy vào Việt Nam, trong khi sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được 70% nhu cầu. Từ tháng 3 đến giữa tháng 4-2008, thị trường giấy in báo trong nước trở nên rất khan hiếm, nhiều nhà in phải sản xuất cầm chừng, hoặc chấp nhận lỗ do phải mua giấy trôi nổi với giá cao hơn khoảng 1,5-2 triệu đồng/tấn so với giấy của các nhà máy sản xuất. Tuy nhiên, đến cuối tháng 4, nhiều đầu mối giấy in trôi nổi cũng hết sạch hàng.
Các công ty in ấn “chạy ăn từng bữa”
Theo ông Nguyễn Quỳnh Thắng, Giám đốc Nhà in Báo Nhân Dân, tư tháng 3 đến giữa tháng 4, tình trạng khan hiếm giấy in báo trở nên trầm trọng.
Ông Thắng cho biết thêm từ 16-4 đến nay, tình hình cung cấp giấy có vẻ đỡ căng thẳng hơn nhưng các nhà cung cấp lại đồng loạt tăng giá (từ 700.000 đồng đến 1,5 triệu đồng/tấn).
Nhà in Quân đội nhân dân là một trong những đơn vị được ưu tiên cung ứng giấy in báo. Tuy nhiên, trong tình thế căng thẳng vừa qua, nhà in này cũng chỉ được Công ty giấy Tân Mai cung ứng khoảng 75% lượng giấy so với trước.
Giá nguyên, nhiên liệu tăng, nhà cung cấp “ém” hàng
Theo một lãnh đạo Nhà in Báo Hà Nội Mới, dù nhu cầu sản xuất báo in trong nước không tăng nhưng thị trường giấy in trở nên hết sức căng thẳng do Công ty giấy Tân Mai chỉ cung cấp cho thị trường khoảng 70% (dù đã sản xuất hết công suất), 30% còn lại phụ thuộc vào nguồn giấy nhập khẩu.
Tuy nhiên, từ đầu tháng 3, các đối tác chính (trong đó có hai nước Philippines và Indonesia) đã không chào giá. Các đề nghị báo giá không nhận được trả lời từ phía nhà cung cấp khiến cho nhiều đơn vị cho rằng đối tác nước ngoài bắt tay nhau “ém” hàng nhằm nâng giá.
Ông Võ Sỹ Dởng, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Giấy Việt Nam kiêm Chủ tịch Hiệp hội Giấy và bột giấy Việt Nam, cho biết các nước ngưng cung cấp giấy do nguyên liệu đầu vào tăng theo xu thế tăng giá chung của thế giới, trong đó có năng lượng.
Nguyên liệu tăng cũng khiến cho một số nhà máy sản xuất giấy ASEAN ngưng sản xuất, dẫn đến tình trạng khan hiếm giấy.
Cũng theo ông Dởng, một nguyên nhân nữa dẫn đến tình trạng khan hiếm này là do giá cước vận tải tăng, việc vận chuyển giấy từ phía nam ra bắc không kịp.
Ông Dởng cho biết thêm một số nhà máy đã sản xuất hết công suất, vượt 10%-20% nhưng vẫn không đủ cung cấp cho nhu cầu trong nước. Do các nhà sản xuất phải nhập nguyên liệu đầu vào (bột giấy, dầu, năng lượng…) nên giá giấy càng bị đẩy lên cao.
(Theo CATPHCM)