Với phương châm tối đa hóa lợi ích cho khách hàng, Cty TNHH Ngọn Hải Đăng luôn nỗ lực phấn đấu mang đến những sản phẩm, dịch vụ có giá trị hoàn hảo nhất cho khách hàng, khẳng định thương hiệu Ngọn Hải Đăng ở trong và ngoài nước.
Trải quả hơn 7 năm hoạt động trong các lĩnh vực thiết kế - in ấn, thiết kế web, marketing online, quảng bá web …. Cty TNHH Ngọn Hải Đăng đã không ngừng phát triển và khẳng định vị trí của mình tại thị trường trong và ngoài nước; Với quan điểm con người là yếu tố trọng tâm, cốt lõi để xây dựng một đội ngũ chuyên nghiệp với hiểu biết kỹ thuật, lòng nhiệt huyết và thông qua biểu tượng công ty - biểu tượng của ngọn đèn hải đăng là 'Người Dẫn Đường' chúng tôi muốn nói rằng chúng tôi sẽ làm được.
TẦM NHÌN
Nhà in Ngọn Hải Đăng chúng tôi muốn trở thành một doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực in ấn, có uy tín trên thị trường trong nước và cả thị trường quốc tế.
SỨ MỆNH
- Cty TNHH Ngọn Hải Đăng luôn nỗ lực phấn đấu xây dựng một niềm tin bền vững trong khách hàng, trong các đối tác, trong cộng đồng và trong từng nhân viên nhằm mang lại cho họ những giá trị cao nhất bằng cách:
- Cung cấp cho khách hàng các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng phù hợp, giá cả cạnh tranh.
- Học hỏi, xây dựng và hoàn thiện tổ chức để trở thành đối tác tin cậy, chuyên nghiệp và hiệu quả nhất tại thị trường Việt Nam.
- Phát triển bền vững và kinh doanh hiệu quả để phục vụ lợi ích của khách hàng cũng như từng thành viên trong công ty.
- Xây dựng môi trường làm việc, hợp tác và phát triển sự nghiệp tốt nhất cho từng nhân viên. Tăng trưởng của công ty luôn gắn liền với việc nâng cao chất lượng sống và làm việc của mỗi thành viên trong công ty.
TRIẾT LÝ KINH DOANH
- Chất lượng sản phẩm và uy tín thương hiệu là tôn chỉ và là yếu tố hàng đầu tạo nên sự phát triển bền vững của công ty
- Phương châm hành động: Quyết liệt, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
- Chăm sóc khách hàng: Xây dựng niềm tin bền vững để trở thành đối tác tin cậy và chuyên nghiệp nhất.
- Yếu tố an toàn: Yếu tố rủi ro luôn luôn nằm trong tầm kiểm soát của Cty TNHH Ngọn Hải Đăng.
- Ý thức, tinh thần, trách nhiệm của nhân viên: Phát huy tinh thần thân ái, đoàn kết, hợp lực giữa nhân viên tạo thành một tập thể vững mạnh.
Chỉ số tiêu dùng của người Châu Á
Không chắc chắn về tương lai, tiết kiệm mà muốn có nhiều tiền hơn. Đó là những phát hiện mới nhất của Grey Group châu Á – Thái Bình Dương trong cuộc khảo sát người tiêu dùng chấu Á có tên là Eye on Asia 2009. Nghiên cứu này tập trung vào hy vọng và mơ ước của người dân tại 16 quốc gia tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có Việt NamKhông chắc chắn về tương lai
Theo khảo sát của Eye on Asia, nhìn chung sư lạc quan của người châu Á đã giảm đi đáng kể. Tâm trạng chán nản về tài chính khiến thái độ của họ trở nên tiêu cực. Sự bi quan dẫn đến gia tăng xu hướng làm việc và tiết kiệm nhiều hơn. Có đến 76% người dân châu Á tin rằng tương lai sẽ tốt đẹp hơn quá khứ trong khi chỉ có 30% tin tưởng chắc chắn điều này. Mức độ lạc quan này chủ yếu được tìm thấy tại Bangladesh, Sri Lanka và Việt Nam.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng người châu Á không chắc chắn về tương lai, chỉ 30% bằng lòng hơn năm ngoái trong khi 39% lại kém hài lòng hơn. Rõ ràng nhất là mức độ hài lòng ở Đài Loan (60%) và Hàn Quốc (50%) đã giảm đi. 63% người châu Á hài lòng với cuộc sống hiện tại, nhưng con số cụ thể ở các quốc gia có sự chênh lệch rất lớn, đặc biệt là tại những quốc gia có phần lớn dân số không thỏa mãn với cuộc sống hiện tại như Đài Loan, Indonesia, Hồng Kông và Nhật Bản.
Muốn có nhiều tiền nhưng sẽ bận rộn hơn
Cuộc suy thoái kinh tế khiến 80% dân số châu Á phải tiết kiệm cho tương lai. 50% hưởng ứng những biện pháp cắt giảm chi phí và tích cực tìm kiếm hàng hóa có mức giá phù hợp để tiết kiệm tiền. Chỉ 45% thấy thoải mái về tài chính hiện tại trong khi có đến 97% muốn có nhiều tiền hơn nữa.
Nghiên cứu cũng cho thấy 46% người dân châu Á rất quan tâm đến tiền bạc trong nhà. Sức ép từ những khó khăn về tài chính thúc đẩy các bà mẹ trước kia không đi làm thì nay cũng tham gia vào lực lượng lao động. 89% đồng ý rằng với tình hình kinh tế ngày nay, phụ nữ cần đi làm để tăng thu nhập cho gia đình. Tuy nhiên, điều này cũng dẫn đến tình trạng tiến thoái lưỡng nan bởi họ phải làm tốt cả hai vai trò trong sự nghiệp và gia đình. 81% cảm thấy các bà mẹ ngày nay quá bận rộn và không có đủ thời gian dành cho con cái. Nếu được lựa chọn, nhiều người sẽ thích ở nhà chăm sóc con cái. Nhưng cũng có không ít bà mẹ khác cho rằng có một sự nghiệp thành đạt giúp họ cân bằng và thích nghi với vai trò làm mẹ tốt hơn. 62% phụ nữ châu Á cảm thấy hài lòng về vai trò làm mẹ của mình. Mức độ hài lòng cao nhất ở những quốc gia đang phát triẻn như Bangladesh và Việt Nam, trong khi mức độ hài lòng thấp nhất tồn tại ở quốc gia giàu có như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.
Mua hàng online nhiều hơn
Suy thoái kinh tế cũng tạo ra những biến đổi mạnh mẽ trong thói quen mua sắm của người châu Á và xuất hiện nhiều hành vi mua hàng mới. Khủng hoảng làm cho người tiêu dùng trì hoãn các quyết định mua hàng cho đến khi thấy hàng hóa hiện hữu trước mặt. Với suy nghĩ và tâm lý phức tạp của người mua hàng ngày nay, ít nhất 75% các quyết định mua hàng được thực hiện trong khu vực bán lẻ.
81% các bà mẹ châu Á cảm thấy thiếu thời gian, do vậy, cần làm cho môi trường bán lẻ trở nên thú vị và đơn giản hơn. Hoạt động marketing phải thúc đẩy niềm cảm hứng của cả khách hàng, người mua hàng và thương hiệu.
Thế hệ người châu Á mới cũng tiếp thu thông tin, tin tức và giải trí bằng nhiều kênh khác nhau. 51% những người được hỏi đã mua hàng qua mạng, 92% tại Hàn Quốc và Nhật Bản, so với 73% tại Úc. Lý do chính là việc so sánh giá cả dễ dàng được thực hiện tại kênh mua bán này. Nhưng điều đó không có nghĩa giá cả là yếu tố quyết định. Trên thực tế, thông điệp truyền tải giá trị sản phẩm mới là yếu tố quan trọng và việc các thương hiệu ảnh hưởng tạo ra giá trị như thế nào mới là yếu tố quyết định.
Các nhóm tiêu dùng thương hiệu tại châu Á: gồm có năm phân khúc riêng biệt.
- Những người thích thương hiệu “mới” (21%): thích cái mới, bởi nó là mới lạ và khác biệt.
- Những người tìm kiếm giá trị đích thực (23%): Tìm kiếm giá trị gia tăng, sự kết nối tình cảm và sự tin cậy, khao khát giá trị ngoài chức năng thông thường.
- Những người tin vào chủ nghĩa cá nhân (21%): Thích những thương hiệu sành điệu, hợp thời trang nhưng nổi tiếng, đặt những tiêu chuẩn cao nhất cho các thị hiếu của mình.
- Những người tìm kiếm địa vị (19%): Chạy theo những thương hiệu hàng đầu, cần sự đảm bảo và chứng nhận rằng họ đang sở hữu những gì tốt nhất.
- Những người coi trọng chức năng của sản phẩm (16%): Thực tế và thực dụng, bị thu hút bởi chất lượng và độ bền.