Với phương châm tối đa hóa lợi ích cho khách hàng, Cty TNHH Ngọn Hải Đăng luôn nỗ lực phấn đấu mang đến những sản phẩm, dịch vụ có giá trị hoàn hảo nhất cho khách hàng, khẳng định thương hiệu Ngọn Hải Đăng ở trong và ngoài nước.
Trải quả hơn 7 năm hoạt động trong các lĩnh vực thiết kế - in ấn, thiết kế web, marketing online, quảng bá web …. Cty TNHH Ngọn Hải Đăng đã không ngừng phát triển và khẳng định vị trí của mình tại thị trường trong và ngoài nước; Với quan điểm con người là yếu tố trọng tâm, cốt lõi để xây dựng một đội ngũ chuyên nghiệp với hiểu biết kỹ thuật, lòng nhiệt huyết và thông qua biểu tượng công ty - biểu tượng của ngọn đèn hải đăng là 'Người Dẫn Đường' chúng tôi muốn nói rằng chúng tôi sẽ làm được.
TẦM NHÌN
Nhà in Ngọn Hải Đăng chúng tôi muốn trở thành một doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực in ấn, có uy tín trên thị trường trong nước và cả thị trường quốc tế.
SỨ MỆNH
- Cty TNHH Ngọn Hải Đăng luôn nỗ lực phấn đấu xây dựng một niềm tin bền vững trong khách hàng, trong các đối tác, trong cộng đồng và trong từng nhân viên nhằm mang lại cho họ những giá trị cao nhất bằng cách:
- Cung cấp cho khách hàng các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng phù hợp, giá cả cạnh tranh.
- Học hỏi, xây dựng và hoàn thiện tổ chức để trở thành đối tác tin cậy, chuyên nghiệp và hiệu quả nhất tại thị trường Việt Nam.
- Phát triển bền vững và kinh doanh hiệu quả để phục vụ lợi ích của khách hàng cũng như từng thành viên trong công ty.
- Xây dựng môi trường làm việc, hợp tác và phát triển sự nghiệp tốt nhất cho từng nhân viên. Tăng trưởng của công ty luôn gắn liền với việc nâng cao chất lượng sống và làm việc của mỗi thành viên trong công ty.
TRIẾT LÝ KINH DOANH
- Chất lượng sản phẩm và uy tín thương hiệu là tôn chỉ và là yếu tố hàng đầu tạo nên sự phát triển bền vững của công ty
- Phương châm hành động: Quyết liệt, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
- Chăm sóc khách hàng: Xây dựng niềm tin bền vững để trở thành đối tác tin cậy và chuyên nghiệp nhất.
- Yếu tố an toàn: Yếu tố rủi ro luôn luôn nằm trong tầm kiểm soát của Cty TNHH Ngọn Hải Đăng.
- Ý thức, tinh thần, trách nhiệm của nhân viên: Phát huy tinh thần thân ái, đoàn kết, hợp lực giữa nhân viên tạo thành một tập thể vững mạnh.
Lập doanh nghiệp thời khủng hoảng
Song song với việc khiến nhiều công ty sụp đổ, khủng hoảng kinh tế là cơ hội tuyệt vời để thành lập và phát triển doanh nghiệp.Bạn nghĩ rằng suy thoái là thời điểm tồi tệ với việc khởi nghiệp. Đó chưa chắc là suy nghĩ đúng. Tại Mỹ, có nhiều tập đoàn ra đời trong giai đoạn đen tối nhất của nền kinh tế. Sau đây là một số tập đoàn tiêu biểu.
Vượt lên lạm phát
Một người làm nến có tên William Procter và người em kể chuyện làm xà phòng tên James Gamble đã hợp lực tạo lập một doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nhỏ ở thành phố Cincinnati (bang Ohio). Đó là một bước đi mạo hiểm đối với cả 2 người. Nền kinh tế yếu kém của Mỹ khi đó đứng trước một cuộc khủng hoảng tài chính kéo dài 6 năm. Dưới thời Tổng thống Martin Van Buren, các vụ sụp đổ ngân hàng và những lo ngại về nền kinh tế tiền giấy đã dẫn đến cuộc suy thoái kinh tế trầm trọng nhất từ khi nước Mỹ thành lập. Tuy nhiên, P&G đã sóng sót và tiếp tục giành được những hợp đồng béo bở, cung cấp nhu yếu phẩm cho quân đội Liên bang trong cuộc nội chiến ở Mỹ (1861 – 1865).
Tình hình hiện tại: P&G đã tạo dựng được một danh mục nhãn hiệu hàng tiêu dùng thuộc loại nổi tiếng tại Mỹ cũng như trên thế giới như Tide (bột giặt), Pampers (tã giấy), Oral-B (bàn chải đánh răng), Iams (thức ăn cho vật nuôi), Pantene (dầu gội), Duracell (pin) và Pringles (thức ăn nhanh). Giá cổ phiếu của P&G sụt giảm hồi năm ngoái nhưng vẫn ổn định so với các đối thủ cạnh tranh như Johnson & Johnson và Colgate-Palmolive. Lợi nhuận của Tập đoàn vẫn mạnh: lãi ròng đạt 12,1 tỉ USD trong năm 2008. Do người tiêu dùng luôn tin tưởng các sản phẩm của P&G trong những giai đoạn bình yên lẫn sóng gió, nên nó được xem là “người khổng lồ” ngay cả khi nền kinh tế khó khăn.
Thọ hơn cuộc suy thoái dài
Như tên gọi, thời kỳ này bao gồm một sự kiện không mong đợi. Dù vậy, 3 doanh nghiệp mới thành lập khi đó là Tabulating Machine Company, International Time Recording Company và Computing Scale Corporation đã phát triển những công nghệ cần thiết cả khi kinh tế tuột dốc. Chẳng hạn, sản phẩm đồng hồ tính thời gian làm việc của công nhân được đặt hàng nhiều khi sản xuất công nghiệp gia tăng ở thời điểm cuối thế kỷ. Tương tự, sản phẩm máy lập bảng để thống kê dân số được dùng rất nhiều trong thời kỳ xảy ra làn sóng nhập cư vào Mỹ. Vào năm 1911, 3 công ty này hợp nhất với cái tên Computing – Tabulating – Recording Company, nhiều năm sau đổi thành International Business Machines (IBM).
Tình hình hiện tại: Trong cuộc suy thoái lần này, IBM tỏ ra rất vững vàng bởi đã trải qua những kinh nghiệm cận kề cái chết.
Thành công rực rỡ của IBM trong những năm 1960 đã dẫn tới sự kiện chống độc quyền do Bộ Tư pháp Mỹ tiến hành nhằm vào Hãng. Hậu quả là IBM phải cải tổ hoạt động kinh doanh. Đến đầu thập niên 1990, IBM suýt bị thế giới cho vào quên lãng do lĩnh vực ổ cứng và máy chủ truyền thống của Hãng xuống dốc. Dưới sự lãnh đạo của CEO Lou Gerstner, IBM đã cải tổ mô hình kinh doanh, chuyển trọng tâm từ sản phẩm sang dịch vụ. Dù người tiêu dùng bớt chi xài hơn trong tình hình hiện nay, dịch vụ thuê ngoài của IBM vẫn hút khách và đóng góp đáng kể vào doanh thu của Hãng. Năm 2008, doanh thu của IBM đạt kỷ lục 103,6 tỉ USD. Tuy nhiên, Hãng đã phải sa thải hàng ngàn nhân viên ở các bộ phận bán hàng và phần mềm.
Ý tưởng sáng giá trong khủng hoảng
Đối với Thomas Edison, khủng hoảng là thời điểm lý tưởng để mở phòng thí nghiệm và ông đã thành lập một cơ sở như vậy tại thị trấn Menlo Park (New Jersey) năm 1876. Tại đây, ông đã sản xuất bóng đèn điện đầu tiên vào năm 1879, năm mà “cú sốc tài chính”chính thức chấm dứt. Dù các điều kiện kinh tế vẫn tồi cho tới năm 1896, Edison vẫn tạo được đà đủ mạnh để thành lập Công ty Edison General Electric và sau này là General Electric (GE).
Tình hình hiện nay: Năm 2008, doanh thu của GE là 183 tỉ USD, nhưng lợi nhuận đã giảm mất 19%. Riêng lợi nhuận từ lĩnh vực hàng tiêu dùng và công nghiệp giảm 65%, còn lợi nhuận của bộ phận tài chính giảm 30%. Dù vậy, Hãng vẫn quyết tâm đương đầu với năm 2009 đầy khó khăn này.
Lướt êm qua cú sốc
Năm 1907, vào thời Tổng thống Theodore Roosevelt, dù hàng loạt vụ rắc rối xảy ra đầy không ít tổ chức cho vay tới chỗ sụp đổ, cũng không cản trở được một người đóng xe ngựa kéo có tên William Durant từ bỏ ý định thử vận may của mình với công nghệ mới gọi là ô tô. Durant đã thành lập GM tại thành phố Flint (bang Michigan) vào ngày 16/9/1908. Năm đó, GM trở thành công ty cổ phần mẹ, sau khi thâu tóm 2 công ty Buick và Oldmobile thành lập trước đó vài năm. Năm 1997, trước 2 năm trước khi khủng hoảng thực sự kết thúc, GM đã mua lại nhiều công ty khác nữa.
Tình hình hiện tại: 2008 là một năm cực hình đối với GM, khi giá nhiên liệu tăng cao và thị trường ô tô diễn biến tồi tệ. Trong năm này, giá cổ phiếu của GM giảm đến 85%. Tuy nhiên, các đối thủ của GM cũng không khá hơn là bao. Tháng 12.2008, Gm đến Washington cùng với Chrysler và Ford tìm đến khoản vay 34 tỉ USD từ Chính phủ để tránh nguy cơ phá sản. GM hiện rỏ nỗ lực chứng tỏ họ cắt giảm chi phí nhưng vẫn đủ mạnh để tiếp nhận được tiền hỗ trợ.
Bay trong thời đại suy thoái
United Aireraft and Transport Corporation ban đầu là hãng mẹ của các hãng hàng không, các nhà sản xuất linh kiện máy bay và các công ty hàng không như Boeing, United Airlines.
Hầu hết các ngành công nghiệp đều điêu đứng trong cuộc Đại Suy thoái, thế nhưng đó lại là “kỷ nguyên vàng” của ngành hàng không và đã giúp United Aircraft giữ thế “thượng phong”. Thực tế, những năm đầu tiên sau khi thành lập, United Aircraft and Transport Corporation đã thâu tóm nhiều công ty khác và phải đối mặt với luật chống độc quyền của Mỹ. Năm 1934, Boeing và United Aircraft trở thành 2 công ty riêng, còn United Aircraft trở thành Tập đoàn United Technologies (UTC), chuyên cung cấp sản phẩm công nghệ cao và dịch vụ hỗ trợ trong ngành hàng công nghiệp hàng không và xây dựng.
Tình hình hiện tại: Doanh thu năm 2008 của UTC là 58,7 tỉ USD. Nhờ doanh thu tăng ở các công ty trực thuộc, lợi nhuận của Hãng trong quý IV/2008 đã tăng đáng kể. Tuy nhiên, số đơn đặt hàng thang máy và máy điều hòa không khí, vốn là những sản phẩm “đinh” của 2 công ty Otis Elevator và Carrier Corp, thuộc UTC, đang tụt giảm. Năm 2008, UTC đã sa thải hàng ngàn công nhân và có kế hoạch tiếp tục cắt giảm nhân sự trong những tháng đầu năm nay.
Băng qua giá dầu
Doanh nhân Frederick W.Smith đã nhận ra một nhu cầu hết bức thiết: những tài liệu quan trọng cần được chuyển đến đúng địa chỉ trong vòng 1-2 ngày. Thế là vào tháng 6.1972, ông thành lập Công ty Federal Express (FedEx). Đến năm 1973, công ty này chính thức hoạt động tại phi trường Memphis (thành phố Memphis, bang Tennessee). Trong đêm đầu tiên của tháng 4 năm đó, FedEx đã vận chuyển 186 bưu kiện tới 25 thành phố của Mỹ.
Tuy nhiên, tình hình quốc tế lúc đó diễn biến bất ổn, chỉ trong vài tháng, nhiều quốc gia Ả Rập đã tiến hành cấm vận dầu lửa đối với Mỹ. Dù diễn biến này có thể là thảm họa đối với một công ty vận chuyển phụ thuộc vào xăng dầu, FedEx vẫn sống sót và hoạt động có lãi từ tháng 7.1975, khi giá dầu bắt đầu hạ nhiệt.
Tình hình hiện tại: Năm 2008 là năm đầu tiên FedEx gặp khó khăn tương tự như trong thời gian đầu thành lập, khi giá nhiên liệu tăng cao ảnh hưởng mạnh đến chi phí hoạt động. Nhưng khi giá dầu giảm xuống, FedEx lại đối mặt với một khó khăn mới: Nền kinh tế suy yếu làm giảm nhu cầu vận chuyển nhanh. Lượng hàng vận chuyển hằng ngày trong quý tài khóa kết thúc vào ngày 30.11.2008 giảm 2 % so với cùng kỳ năm trước. FedEx đã quyết định cắt giảm 20% lương nhân viên trong năm 2009 như một phần của kế hoạch cắt giảm chi phí. Theo CEO Frederick Smith, công ty này đang đứng trước một số điều kiện kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử 35 năm của mình